Học sinh lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh góp phần làm đẹp cảnh quan chung, đồng thời tạo thói quen tốt, nâng cao trách nhiệm của thế hệ trẻ với môi trường.

Suốt 10 năm qua, cứ vào 7 giờ sáng Chủ nhật hàng tuần, cô giáo Lê Thúy Nga - Trường THCS Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng) lại đến địa điểm quen thuộc - Công viên Thống Nhất hoặc bờ hồ Thiền Quang, để tham gia hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh" cùng học sinh và tình nguyện viên tham gia nhặt rác, làm sạch môi trường.

Hoạt động dọn dẹp định kỳ tại Công viên Thống Nhất của cô Nga và học sinh không chỉ dừng lại ở một khu vực cố định, mà còn lan tỏa khắp các hướng. Học sinh cẩn thận nhặt từng hộp xốp, lon nước, túi nilon, mỗi người một góc nhưng cùng chung mục tiêu: trả lại không gian xanh sạch cho thành phố.

Cô giáo Lê Thúy Nga cho hay: "Hàng sáng Chủ nhật, các con theo cô và phụ huynh đi nhặt rác, dần dần, các con thấy thú vị và vui khi khoe mình nhặt được chai lọ, hộp xốp… Nhìn thấy rác nhiều, các con dần hình thành ý thức giảm rác, giữ gìn môi trường sạch đẹp".

Em Đặng Hương Giang, học sinh lớp 7A6 - Trường THCS Vân Hồ chia sẻ: "Tham gia hoạt động này, con cảm thấy mình đã góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường, giúp công viên sạch đẹp hơn".

Việc tổ chức các tiết học thực tế về bảo vệ môi trường không chỉ giúp học sinh hình thành ý thức tự giác và trách nhiệm, mà còn tạo nền tảng cho việc xây dựng một thành phố xanh - sạch - đẹp - văn minh một cách bền vững.

Cô giáo Lê Thị Lâm - Hiệu trưởng Trường THCS Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng) cho biết: "Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, giúp học sinh có nhận thức rõ ràng về 'Ngày Chủ nhật xanh'. Các con không chỉ tập trung làm sạch công viên hay khuôn viên trường học, mà còn biết giữ gìn vệ sinh tại khu dân cư. Điều này không chỉ giúp môi trường quanh ta luôn sạch sẽ mà còn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.

Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.

Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.