Hoàng thành Thăng Long - hình mẫu bảo tồn di sản

Tại kỳ họp gần đây nhất của UNESCO diễn ra tại New Deli, Ấn Độ, Thủ đô Hà Nội của Việt Nam đã được ghi nhận là điển hình trong hợp tác bảo tồn di sản.

UNESCO coi Hà Nội, với những thành tựu bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long, chính là hình mẫu hợp tác giữa “quốc gia thành viên” với UNESCO và cũng là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.

Sánh vai cùng 7 di sản khác được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa Thế giới, Hoàng thành Thăng Long mang đầy đủ những tiêu chí mang tầm vóc nhân loại. Đó là chiều dài lịch sử và văn hóa; tính liên tục với tư cách là một trung tâm quyền lực của cả nước; và các tầng di tích, di vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Di sản này không chỉ là tài sản vô giá của Việt Nam mà còn đang góp phần làm đa dạng thêm bản đồ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Trước những thách thức lớn về phát triển đô thị, điều kiện khí hậu, cùng những thách thức về nghiên cứu như tầng lớp dày đặc của hệ di vật, cổ vật, các kiến trúc kiên cố của thế kỷ 20 đang hiện hữu, kể từ khi phát lộ vào năm 2.000, với trách nhiệm rất cao, thành phố Hà Nội đã thực hiện hết sức nghiêm túc các cam kết với UNESCO, nhất là nghiên cứu khoa học.

Khu di sản thường xuyên phục dựng sinh động các giá trị văn hóa phi vật thể như các lễ hội cung đình và dân gian.

Đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam, tại Kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới đang diễn ra tại New Delhi - Ấn Độ, Ủy ban Di sản thế giới ghi nhận quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản Hoàng thành Thăng Long được ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới năm 2010 đến nay.

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo khẳng định hồ sơ có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Việt Nam mà còn với thế giới, gắn với những vấn đề mới, liên quan đến tiến trình phát triển của di sản; coi đây là hình mẫu hợp tác giữa quốc gia thành viên với UNESCO và cũng là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.

Việc hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua sẽ mở ra cơ hội khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thị Thu Hà cho biết kết quả đạt được tại Kỳ họp lần này đánh dấu sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của các nhà khoa học trong và ngoài nước với Thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng, đệ trình và vận động cho hồ sơ khoa học, cũng như sự tư vấn tận tình của các cơ quan chuyên môn của UNESCO.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những căn biệt thự Pháp cổ trên phố phường Hà Nội rợp bóng cây vẫn đứng đó, lặng lẽ kể lại câu chuyện của một thời kỳ đã qua.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc lâu nhất. Những kỷ vật được lưu giữ tại đây phản ánh giá trị cao đẹp nhất của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở xã Cần Kiệm (huyện Thạch Thất) gần 8 thập kỷ qua luôn là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch.

Nhà sàn Bác Hồ vô cùng giản dị và đơn sơ trong khu Phủ Chủ tịch, được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17/5/1958). Đây là nơi Bác thường làm việc với Bộ Chính trị, qua đó quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.