Hồ Ohrid, di sản thế giới có nguy cơ bị ô nhiễm

Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.

Hồ Ohrid - một trong những hồ lâu đời nhất châu Âu, có niên đại 3,5 triệu năm. Đây là nơi sinh sống của khoảng 200 loài sinh vật độc đáo, bao gồm các giống cá hồi quý hiếm. Hồ là điểm thu hút khách du lịch và là nguồn thu nhập quan trọng của Bắc Macedonia và Albania. Tuy nhiên, trong những năm qua, hồ Ohrid bị ô nhiễm nước và tình trạng này đang trở nên xấu đi.

Ông Zlatko Lefkov, giáo sư tại Đại học St Cyril và Methodius, cho biết: "Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tình hình ở hồ đang xấu đi, chủ yếu là do sự xâm nhập của nhiều chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nước thải đô thị, nông nghiệp và công nghiệp. Du lịch đại chúng cũng góp phần làm ảnh hưởng xấu đến hồ".

Trong báo cáo năm 2024 vào đầu năm nay, UNESCO đã cảnh báo cả Bắc Macedonia và Albania rằng biện pháp giải quyết các mối đe dọa hiện tại và ngăn ngừa các nguy cơ mới vẫn chưa được thực hiện. Chính quyền địa phương cho biết cần phải đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải được xây dựng vào những năm 1980, vì công suất hệ thống này hiện không đủ để xử lý tất cả nước thải và rác thải từ các hộ gia đình và số đông khách du lịch.

Bà Orhidea Tasevska, Giám đốc Viện thủy sinh học Ohrid, cho hay: "Tôi muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tìm ra giải pháp phù hợp nhất để phục hồi hệ thống thu gom, cũng như xây dựng các nhà máy xử lý mới. Hiện, các thiết kế sơ bộ đã được đưa ra với sự hợp tác của một công ty Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nhà nước phải đảm bảo nguồn tài chính để hiện thực hóa các thiết kế đó".

Trong suốt những năm qua, mức độ ô nhiễm tại hồ Ohrid thay đổi, tuy nhiên, các nguồn ô nhiễm dai dẳng vẫn tồn tại, đặc biệt là các con sông chảy vào hồ. Sông Cherava xuyên biên giới, bắt nguồn từ Albania, chảy qua các khu định cư dọc bờ biển Ohrid được kết nối với hệ thống thu gom cũng góp phần gây ô nhiễm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghị viện châu Âu ngày 22/5 đã thông qua một loạt biện pháp tăng thuế đối với phân bón và một số mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Nga và Belarus.

Nga liên tiếp thực hiện nhiều cuộc tấn công quy mô lớn ngày 22/5, từ tấn công bằng tên lửa Iskander-M vào căn cứ đặc nhiệm Ukraine ở Sumy đến việc sử dụng UAV phá hủy hệ thống Himars và kho vũ khí tại Donetsk.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 21/5, trong chuyến công du đến Mỹ.

Vatican dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng Leo XIV được kỳ vọng sẽ đóng góp vào công cuộc hòa giải xung đột Nga - Ukraine.

Chính quyền Australia ban hành lệnh sơ tán mới với 50.000 cư dân vào ngày 22/5, trong bối cảnh nhiều trận mưa lớn dự kiến sẽ đổ bộ khu vực Đông Nam nước này trong 24 giờ tới.

Các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đã và đang theo dõi, giám sát hoạt động hạ thủy tàu chiến lớn tại Cảng Chongjin của Triều Tiên.