Hiệp định thương mại tự do mở cánh cửa để xuất khẩu

16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết cùng 3 FTA đang trong quá trình đàm phán, đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành ngoại thương Việt Nam.

Đón đầu các ưu đãi từ FTA, đặc biệt là những FTA thế hệ mới đã đưa xuất khẩu dệt may Việt Nam nằm trong top ba nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới.

FTA thế hệ mới đã đưa xuất khẩu dệt may Việt Nam nằm trong top ba nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, cho biết: “16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực đã mở ra một cánh cửa có tính toàn diện của thị trường xuất khẩu dệt may trên thị trường toàn cầu. Một ví dụ rõ nét là năm 2023 xuất khẩu dệt may Việt Nam xuất khẩu vào 104 thị trường trên toàn cầu. Đây là bước đột phá và đã đóng góp rất tích cực cho việc phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam.

Sau khi có hiệp định, chúng ta đã cấu trúc lại toàn bộ ngành công nghiệp kéo sợi, dệt nhuộm và ý nghĩa hơn nữa là hiệp đinh thương mại đã tạo ra cơ hội cho chuyển dịch ngành công nghiệp dệt may về vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua”.

Song, tỷ lệ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiểu biết sâu về các FTA còn nhỏ nhoi. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hạn chế, thiếu định vị thương hiệu tại thị trường. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, việc hỗ trợ nguồn lực, thay đổi tư duy, nhận thức của doanh nghiệp cũng như hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách pháp luật phù hợp với các cam kết quốc tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp thị trường được mở rộng, đa dạng hóa và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Julien Guerrier, Đại sứ EU tại Việt Nam, cho hay: “Tất cả các doanh nghiệp, ngành nghề liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu cần phải chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược chủ động, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và huy động thành công đủ nguồn lực và có kế hoạch thực hiện rõ ràng”.

Bộ Công Thương hiện đang xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thực thi FTA tại các địa phương (FTA index) dự kiến ban hành cuối quý III, đầu quý IV năm nay.

Khi được triển khai, bộ chỉ số này sẽ góp phần nâng cao năng lực hội nhập và thực thi FTA tại các địa phương, doanh nghiệp. Với các cơ quan trung ương, FTA Index giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, giảm rủi ro, thách thức trong khai thác các hiêp định thương mại tự do thế hệ mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.

Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.

Trường Đại học Thương mại đã công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số” và đưa ra 3 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025.

Thị trường các quốc gia Hồi giáo Halal với hơn 2 tỷ người, đang là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nông sản Việt Nam.