Hiểm họa từ thuốc lá điện tử
Không khó để bắt gặp hình ảnh các sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán công khai trên mạng xã hội, với những lời lẽ hoa mĩ, hấp dẫn như không độc hại, không mùi, có thể thay thế thuốc lá truyền thống.
Hình dáng bắt mắt, đủ loại hương vị, giá cả hợp lí, thuốc lá điện tử đang là sản phẩm gây tò mò, kích thích đối với giới trẻ. Chỉ cần gõ từ khóa “vape thuốc lá điện tử”, nhanh chóng hiện ra hàng loạt quảng cáo về sản phẩm này, khiến nhiều bạn trẻ nhận thức sai lệch rằng đây là một xu hướng mới.

Theo Thượng tá Ngô Tiến Bắc, Phó trưởng Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội: "Đối tượng trẻ thanh thiếu niên, học sinh chưa nhận thức rõ về những tinh chất này. Thế nên, việc thanh thiếu niên có nhu cầu thích thể hiện đã bị các đối tượng lợi dụng đánh vào tâm lý. Các thuốc lá điện tử này có thêm phần tinh chất pha chế thêm vào để kích thích hưng phấn của giới trẻ".
Tại Việt Nam, hoạt động nhập lậu, mua bán, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá thế hệ mới đang diễn ra dưới nhiều hình thức và chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay. Thậm chí có trường hợp các đối tượng còn bơm ma túy vào các tuýp thuốc lá điện tử để bán ra thị trường. Liên tiếp nhiều vụ bắt giữ, nhiều tổng kho thuốc lá điện tử đã bị triệt phá. Tuy nhiên, số lượng các đối tượng kinh doanh lậu loại sản phẩm này vẫn không hề giảm.
Theo Thượng tá Lê Văn Dũng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hà Nam, đối với văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định cụ thể nào đối với mảng thuốc lá điện tử này. Quy định về chế tài xử lý sau này để xử lý cuối cùng về hình sự cũng chưa có.

Theo Bộ Y tế, năm vừa qua, các cơ sở y tế đã cấp cứu hơn 1.000 trường hợp thanh thiếu niên rơi vào trạng thái hoảng loạn, ảo giác, suy các bộ phận nội tạng vì thuốc lá điện tử. Tổ chức Y tế thế giới khẳng định tác hại của các loại chất kích thích trong thuốc lá điện tử đối với sức khỏe của người dùng là vô cùng nghiêm trọng. Đã đến lúc cần có những biện pháp triệt để nhằm đẩy lùi nạn sử dụng thuốc lá điện tử trong cộng đồng.
PGS.TS Lê Thị Thanh Hương, Trường Đại học Y tế công cộng, cho hay: "Chúng ta phải cấm hoàn toàn việc sử dụng, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điện tử ở Việt Nam. Cần phải làm cho người Việt Nam và thế hệ trẻ nói riêng hiểu đúng, hiểu đủ về tác hại của thuốc lá điện tử chứ không được hiểu sai lệch là nó là sản phẩm không gây nghiện hay sản phẩm cai nghiện thuốc lá truyền thống".
Trong thuốc lá điện tử chứa rất nhiều hóa chất gây nguy hại cho cơ thể con người, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường, gây ảnh hưởng xấu tới lối sống, sức khỏe và tương lai của các bạn trẻ. Bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác, quyết nói “không” với việc sử dụng và lôi kéo người khác sử dụng thuốc lá điện tử.


Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.
Tình trạng kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu ngày càng nhức nhối, không chỉ đe dọa đến sức khỏe cộng đồng mà còn gây ảnh hưởng đến kinh tế và trật tự an toàn xã hội.
Các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt 57 tỷ đồng qua hình thức vay tiền, đưa ra hồ sơ hợp đồng hợp tác bất động sản giả.
Phòng Cảnh sát Hình sự và Công an phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) vừa phá nhanh vụ trộm cắp trên địa bàn với tài sản bị trộm khoảng 3 tỷ đồng.
Liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, ngoài khám xét trụ sở tại TP.HCM, cơ quan điều tra đã phối hợp cùng Công an tỉnh Đắk Lắk khám xét tại địa điểm sản xuất kẹo của Công ty Cổ phần Asia Life tại Đắk Lắk.
Theo cơ quan điều tra, Tùng "Hiên" có 5 tiền án về các tội "Cưỡng đoạt tài sản, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng". Đối tượng có ảnh hưởng đặc biệt trong các băng nhóm xã hội đen.
0