Hết lòng vì người bệnh
Khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nơi đây từng là mặt trận cam go nhất khi dịch Covid-19 tấn công. Gác lại gia đình, quên cả bản thân, các bác sĩ lấy bệnh viện là nhà. Và giờ đây, sau đại dịch, họ vẫn không hề ngơi nghỉ.
Bác sĩ Phạm Văn Mạnh, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: "Các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hay thậm chí các bệnh nhân hồi sức truyền nhiễm thông thường khác như viêm màng não hay uốn ván, viêm phổi khiến áp lực công việc rất nặng. Số lượng nhân viên có hạn với số lượng bệnh nhân đông làm cho cường độ công việc khá lớn."

Sau đại dịch Covid-19, việc thăm khám sức khoẻ trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi ngày dược sĩ Đỗ Thị Ánh Tuyết lại đều đặn dành ra 1-2 giờ đồng hồ để tư vấn, thăm khám sức khoẻ miễn phí online cho các bệnh nhân. Cũng như nhiều bác sĩ khác, mong muốn lớn nhất của chị là chung tay nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Chị cũng là một trong số ít những người trẻ áp dụng thành công công nghệ AI vào khám chữa bệnh.
Dược sĩ Đỗ Thị Ánh Tuyết, CEO Phòng khám đa khoa AIVI chia sẻ: "Làm trong ngành Y, tôi luôn tâm niệm làm sao có thể giúp đỡ được nhiều người bệnh nhất. Trong hơn 20 năm làm nghề, tôi cũng có mở phòng khám riêng và luôn luôn muốn áp dụng những khoa học tiến bộ của Y học. Nhờ ứng dụng AI vào công việc khám chữa bệnh mà chúng tôi không cần phải dùng quá nhiều nhân sự, giảm tải được gánh nặng cho các bác sĩ. Công nghệ AI kết hợp với máy móc đã giúp kết luận kết quả khám bệnh nhanh chóng, bệnh nhân không phải chờ đợi lâu."

Đúng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, dược sĩ Ánh Tuyết lại dành trọn buổi sáng để chia sẻ những bí quyết chăm sóc sức khoẻ chủ động cho cộng đồng doanh nghiệp BNI. Hội trường đông kín người từ 6h30 sáng, nhiều người đã được tư vấn sức khoẻ miễn phí cho cả gia đình.
27/2 cũng là dịp để mỗi người nói lời tri ân, lời cảm ơn đến các dược sĩ, bác sĩ và nhân viên y tế. Mang trong mình sứ mệnh cao quý "chữa bệnh, cứu người", bằng y đức, trí tuệ, tài năng và khát vọng lớn, những người thầy thuốc Việt Nam có thể đặt ra những tầm nhìn mới, mục tiêu cao, phấn đấu đưa ngành Y tế Việt Nam nằm trong nhóm đầu các nước trong khu vực và vươn tầm thế giới, chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.


Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
0