Hàng xuất khẩu trước sức ép của phòng vệ thương mại
Ngày 8/8/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu. Ngày 25/9/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam. Và mới đây, Cục Ngoại Thương Thái Lan đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, như: thép, nhôm liên tiếp bị điều tra phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu do đặc thù là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao.
Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội thép Việt Nam cho hay: "Đến nay, ngành thép Việt Nam cũng đã ứng phó với 78 vụ việc phòng vệ thương mại trên 30 thị trường thép và thép Việt Nam xuất khẩu dưới đó. Trong đó, năm 2023 và năm 2024 có thể nói là một năm phải ứng phó rất nhiều vụ việc, đặc biệt là trong 2 tháng vừa qua là tháng 8, tháng 9 thì ngành thép đang phải đối mặt với 3 vụ kiện thương mại."
Theo số liệu của Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công thương , trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2011 chỉ có 50 vụ điều tra phòng vệ thương mại nhắm vào hàng hóa Việt Nam thì từ 2011 đến tháng 9/2024, đã có đến 259 vụ việc điều tra. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống, một số quốc gia như Mexico, Nam Phi, Đài Loan (Trung Quốc),.. cũng bắt đầu khởi xướng điều tra hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý, từ các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: thép, tôm, cá tra, gỗ, pin mặt trời… đến cả sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu nhỏ hơn như gạch men, mật ong, đĩa giấy đều đạng bị sức ép từ phòng vệ thương mại.
TS Hoàng Ngọc Thuận - Trường Đại học Ngoại Thương cho biết: "Ngoài việc nắm vững thông tin, đặc biệt là thông tin cảnh báo sớm thì các doanh nghiệp và các hiệp hội cũng cần chủ động trong việc đa dạng hóa thị trường, nghĩa là chúng ta đừng nên chỉ tập trung vào một thị trường duy nhất, việc đa dạng hóa thị trường sẽ giúp doanh nghiệp vừa chủ động trong các thị trường khác nhau và có thể ứng phó kịp thời khi có một vấn đề nào đấy xảy ra ở một thị trường."
Mặc dù phòng vệ thương mại đang tạo áp lực cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, thế nhưng nhận thức của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại hiện còn hạn chế.
Gia tăng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại làm giảm lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, mất thị phần tại thị trường xuất khẩu nếu không được xử lý tốt. Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy định điều tra phòng vệ thương mại của từng quốc gia. Đa dạng sản phẩm, chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang chất lượng và thương hiệu cũng như tránh xuất khẩu quá nóng vào một thị trường.
Mặc dù phòng vệ thương mại đang là sức ép đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên, kết quả trong kháng cự phòng vệ thương mại phụ thuộc lớn vào việc phối hợp giữa các bên liên quan, trong đó, vai trò của Bộ Công thương và các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài là rất quan trọng. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, Bộ Công thương, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục đưa ra các khuyến nghị kịp thời, hỗ trợ trao đổi thông tin, liên quan đến chính sách cũng như các vấn đề về phòng vệ thương mại.
Kể từ đầu năm đến nay, giá bất động sản liên tục tăng cao, tuy nhiên lượng hàng tồn kho của nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn lại cũng ngày càng phình to. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản. Tại sao lại có nghịch lý như vậy và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này?
Hôm nay, 20/11, Vingroup công bố thành lập CTCP Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Công ty do Vingroup nắm giữ 51% cổ phần.
Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã:BSR) thông báo đã hoàn thành mục tiêu sản lượng năm 2024, đạt 5,73 triệu tấn sản phẩm vào ngày 18/11, sớm 43 ngày so với kế hoạch.
VN-Index mở đầu phiên chiều với diễn biến giằng co trên mốc tham chiếu, tuy áp lực bán xuất hiện trở lại nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh tích cực.
Ngày 19/11, Cục Thuế Đắk Lắk chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đến Công an tỉnh để điều tra dấu hiệu trốn thuế.
Hôm nay, 20/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá vàng thế giới. Vàng miếng tiến sát ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.
0