Hàng Việt nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại nhiều hơn
Thép là ngành hàng xuất khẩu phải ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại nhiều nhất của Việt Nam. Trong tổng số 270 vụ việc phòng vệ thương mại của hàng hóa xuất khẩu, thép chiếm hơn 80 vụ. Hiệp hội thép cho biết khi đẩy mạnh xuất khẩu do năng lực sản xuất tăng, đương nhiên kéo theo các hệ lụy về phòng vệ thương mại.
Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), chia sẻ: "Nhiều nước như EU, Mỹ, họ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp… Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của chúng ta".
Từ năm 2000 đến nay, số vụ việc phòng vệ thương mại mà hàng hóa Việt Nam phải chịu tăng đều qua các năm. Năm 2024 là 27 vụ (năm 2020 là năm cao nhất, 39 vụ). Trong số các thị trường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam, Mỹ đứng đầu. Các mặt hàng chịu các biện pháp phòng vệ thương mại đa dạng về chủng loại cũng như kim ngạch xuất khẩu.
Bà Nguyễn Yến Ngọc - Trưởng Phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, cho hay: "Các mặt hàng kim loại cơ bản như nhôm thép là những mặt hàng thường xuyên là đối tượng điều tra phòng vệ thương mại. Bởi đây là những mặt hàng các nước nhập khẩu có năng lực cạnh tranh cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, không chỉ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn phải đối diện phòng vệ thương mại, mà những mặt hàng nhỏ như đĩa giấy có kim ngạch xuất khẩu 9 triệu USD thôi cũng trở thành đối tượng của phòng vệ thương mại".
Bộ Công Thương cho biết việc Mỹ áp thuế bổ sung sẽ khiến nhiều nước đang được hưởng miễn trừ nay sẽ khó xuất khẩu thép nhôm vào Mỹ, sẽ tìm đường xuất khẩu sang các nước khác trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó, việc áp thuế cao đối với các mặt hàng xuất khẩu sẽ khiến các công ty thép quay trở lại thị trường nội địa và khu vực, khiến các nước tăng cường bảo hộ, tạo nguy cơ chịu áp dụng phòng vệ thương mại cho hàng xuất khẩu Việt.
"Bên cạnh 3 biện pháp phòng vệ thương mại thường xuyên áp dụng như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, thì không loại trừ khả năng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh. Và đáng lưu ý, một mặt hàng từng bị điều tra phòng vệ thương mại rồi thì có thể bị áp dụng tiếp một biện pháp phòng vệ thương mại khác. Và chúng tôi cũng dự kiến, thời gian tới, việc điều tra phòng vệ thương mại sẽ càng khắt khe hơn do các thị trường nhập khẩu họ tăng cường rà soát biện pháp phòng vệ thương mại", bà Ngọc cho biết thêm.
Năm 2024, quy mô xuất khẩu của Việt Nam đã vượt 400 tỷ USD. Trong bối cảnh xu thế bảo hộ thương mại tại nhiều thị trường lớn ngày càng tăng, dự báo năm 2025, hàng Việt sẽ đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại nhiều hơn và phức tạp hơn từ các thị trường nhập khẩu, đòi hỏi sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó từ các doanh nghiệp.


Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.
0