Hàng triệu người tị nạn Sudan bị lãng quên
Mỗi ngày, khoảng 1.800 người chạy trốn khỏi Sudan đến Nam Sudan và hầu hết đều đi qua trung tâm quá cảnh gần thị trấn Renk sau khi đi qua cửa khẩu biên giới Joda - Wunthou.
Sau khi chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Sudan đến Ai Cập, Mohamed Ismail ước mong tìm được việc gì đó để nuôi gia đình gồm 5 đứa con. Nay anh đã tìm được việc làm với mức lương ít ỏi khoảng 100 USD/tháng, tại một nhà máy giấy ở Giza. Mohamed Ismail, 42 tuổi, cho biết, an toàn là mối quan hàng đầu của anh và các thành viên trong gia đình.

Khoảng 1.800 người chạy trốn khỏi Sudan đến Nam Sudan và hầu hết đều đi qua trung tâm quá cảnh gần thị trấn Renk sau khi đi qua cửa khẩu biên giới Joda - Wunthou.
Chúng tôi thậm chí không nghĩ đến giáo dục vì tình hình kinh tế không cho phép điều đó. Với tư cách là cha mẹ, điều đó thực sự ám ảnh, nhưng tôi bất lực.
Anh Mohamed Ismail - người dân Sudan.
Chiến tranh Sudan nổ ra vào ngày 15/4/2023 do một quá trình chuyển đổi chính trị đã được lên kế hoạch. Quân đội Sudan do Abdel Fattah al-Burhan lãnh đạo, và RSF do Mohamed Hamdan Dagalo chỉ huy, đang đấu tranh để bảo vệ lợi ích của họ.


Một số người không thể trở lại thủ đô bị chiến tranh tàn phá. Hàng trăm ngàn người đã vượt biên giới sang Ai Cập, Chad và Nam Sudan, một số chạy trốn sang Ethiopia và Cộng hòa Trung Phi.
Chúng tôi muốn quay trở lại, nhưng các con đường đã bị chặn, những con đường nối liền các thành phố như Khartoum, Omdurman và những nơi khác đều không thể đi được.
Chị Mawadah Mohamed - giáo viên người Sudan.

Chiến tranh đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo và di dân tồi tệ nhất trên thế giới, đồng thời là một trong những cuộc khủng hoảng bị lãng quên, mặc dù những tác động và hậu quả của nó và sự đau khổ của người dân là không thể chấp nhận được.


Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.
Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.
Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.
Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
0