Hàng nghìn dự án BĐS vướng pháp lý tồn kho

Thị trường BĐS vẫn khan hiếm nguồn cung nghiêm trọng do hàng nghìn dự án phải dừng lại do vướng mắc pháp lý, thiếu vốn.

Hiện nay, cả nước có hàng nghìn dự án bất động sản đang triển khai nhưng phải tạm dừng, với giá trị đầu tư khoảng 800.000 tỷ đồng, trong đó có cả những dự án phát triển nhà ở xã hội. Dòng tiền bán hàng ngưng trệ, nguồn vốn trái phiếu, tín dụng ngân hàng ùn tắc... khiến nguồn cung dự án mới thiếu hụt.

Nguyên nhân là do doanh nghiệp bị vướng mắc trong các khâu  làm về thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đặc biệt là đất đai hiện nay vô cùng phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư bị kéo dài.

Thêm vào đó, tín dụng BĐS và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng đang bị kiểm soát chặt chẽ... Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực BĐS thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

4 tháng đầu năm nay, huyện Thanh Oai đã xử lý 175 trường hợp vi phạm đất đai; trong đó, đã xử lý dứt điểm 101 trường hợp, đang đôn đốc UBND các xã, thị trấn hoàn thiện hồ sơ, xử lý, cưỡng chế 74 trường hợp.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cần thống nhất các quy định về quản lý đất đai để tránh tình trạng so bì "thiệt - hơn" giữa các xã, phường, giữa các trường hợp sử dụng đất, sau khi các tỉnh, thành tiến hành sáp nhập.

Các dữ liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, nguồn cung phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu cải thiện cục bộ ba tháng đầu năm, song sức cầu của thị trường vẫn rất thấp.

Được giới thiệu tới thị trường vào tháng 2/2022, nhưng đến nay dự án nhà ở xã hội 4-6-8 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu của việc thi công.

Huyện Hoài Đức đang tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá Quyền sử dụng lô đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề và biệt thự để bán tại xã Lại Yên.

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.