Hải quân Nga, Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận chung

Hôm 27/9, lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc đã kết thúc thành công cuộc tập trận chung “Phương Bắc/Tương tác 2024” tại biển Nhật Bản với tất cả các mục tiêu huấn luyện đều hoàn thành.

Phía Trung Quốc và Nga đã tổ chức lễ bế mạc cuộc tập trận chung trên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Tây Ninh của Trung Quốc vào lúc 11h00 (theo giờ địa phương).

Trong cuộc tập trận quân sự chung kéo dài 17 ngày, các lực lượng hải quân của Trung Quốc và Nga đã cùng diễn tập lập kế hoạch, chỉ huy và thực hiện các cuộc tập trận trong hai giai đoạn, bao gồm phòng thủ cảnh báo và tấn công hỏa lực.

Trước đó, từ ngày 10/9-16/9, hải quân Trung Quốc cũng đã tham gia vào cuộc tập trận hải quân chiến lược của Nga có tên “Đại dương - 2024” tại các vùng biển thuộc Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải, biển Caspi và biển Baltic với quy mô lớn nhất trong vòng 30 năm qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.

Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.

Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.