Hà Nội: Vì sao giá đất cao nhất gần 700 triệu/m²?
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, qua khảo sát trong hai năm, giá mua bán thực tế cao hơn bảng giá đất bình quân 250%, nên cần điều chỉnh để sát thị trường, đồng thời tránh tình trạng Nhà nước bị thất thu.
Theo bảng giá đất ban hành năm 2019, khu vực Hàng Khay thuộc quận Hoàn Kiếm có mức là 134 triệu đồng/m². Đến thời điểm hiện tại, theo bảng giá mới, khu vực này có mức xấp xỉ 700 triệu đồng/m². Điều này đồng nghĩa với việc nếu Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thì người dân được đền bù ở mức cao hơn, ngược lại, nếu người dân thực hiện các giao dịch nhà đất sẽ phải phải nộp thuế, phí cao hơn.
Theo bảng giá mới, đất thương mại dịch vụ được điều chỉnh cao hơn 50 - 100% so với trước. Giá đất kinh doanh cao nhất vẫn tại các tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm như Hàng Khay, Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, trên 244 triệu đồng một m².
Chính quyền quận Hoàn Kiếm cho biết, là một quận nội đô lịch sử, địa phương này không có nhiều các dự án bất động sản nhưng thị trường chuyển nhượng cũng diễn ra sôi động, quận cũng có một số dự án phải giải phóng mặt bằng.
Năm 2024, quận đã thực hiện một số dự án như 36 Trần Hưng Đạo, đền Bà Kiệu và năm 2025 sẽ tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, do vậy việc áp dụng bảng giá đất sẽ mới góp phần bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người bị thu hồi đất, khuyến khích họ chấp hành chính sách giải phóng mặt bằng.
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho hay: “Điều này không chỉ bảo đảm tính công bằng trong quản lý đất đai, mà còn phản ánh chính xác giá trị sử dụng của đất ở từng khu vực, làm cho khoảng cách chênh lệch địa tô hài hòa hơn so với thực tế. Với sự thay đổi về giá đất như trên, người dân thuộc trường hợp thu hồi đất sẽ được hưởng mức bồi thường về đất thỏa đáng hơn, với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây”.
Trước một vài ý kiến lo ngại sẽ làm tăng thuế, phí về đất đai, các chuyên gia cho rằng, trường hợp thuế, phí về đất đai cao không phù hợp với thu nhập của người dân, cơ quan quản lý cần nghiên cứu giảm tỷ suất tính thuế, phí, chứ không giảm giá đất.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường – đơn vị tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội về bảng giá đất mới, khung giá đất điều chỉnh được khảo sát trong khoảng hai năm với nhiều kênh thông tin. Trong đó, đơn vị tư vấn phải điều tra, khảo sát, thu thập thông tin ở nhiều khu vực, vị trí với hơn 20.000 phiếu khảo sát ở tất cả 30 quận huyện và 579 xã, phường, thị trấn để đảm bảo sự đa chiều và khách quan.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, việc bảng giá tiệm cận giá thị trường giúp giảm bớt sự chênh lệch, thiết lập cơ chế quản lý đất đai đồng bộ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Việc điều chỉnh này giúp tăng nguồn thu ngân sách thông qua các khoản thuế, phí và nghĩa vụ tài chính về đất, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời gian tới.


Dù mới chỉ là dự kiến nhưng thông tin Hà Nội sắp triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đã bị lợi dụng để đẩy giá đất. Nhiều nhà đầu tư lao vào lướt sóng kiếm lời nhưng vỡ mộng khi thị trường chững lại, vốn bị "om" hàng tỷ đồng.
Dù được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ người thu nhập thấp, nhưng mức giá thuê nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã lên đến 17 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức chi trả ngang bằng thậm chí còn hơn cả thuê nhà thương mại.
Tình trạng hàng loạt dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý kéo dài, đặc biệt trong khâu giao đất, cấp phép xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung, thanh khoản thị trường và niềm tin của nhà đầu tư, nếu không được tháo gỡ sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.
Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.
Hàng chục căn nhà ở xã hội TP. Biên Hòa đã được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.
0