Hà Nội ưu tiên phổ cập giáo dục mầm non

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 363 về “Công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch của thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 60% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp, 100% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường, ưu tiên phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.

Toàn thành phố bao gồm 100% số quận, huyện, thị xã; 100% số xã, phường, thị trấn duy trì, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Đối với phổ cập giáo dục tiểu học, Hà Nội đặt mục tiêu có ít nhất 99% số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1; 98% số trẻ ở độ tuổi 11 hoàn thành chương trình tiểu học.

Đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở, Hà Nội đặt mục tiêu có ít nhất 99% số thanh niên, thiếu niên từ 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; 90% số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15 - 18 tuổi đang học chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh "Kella in Life 2025" đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 26 đội thi tới từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô.

Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT (Tiết 2). Giáo viên Lê Phương Lan - Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.

Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.

Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.