Hà Nội sẽ phá bỏ tòa nhà 'Hàm cá mập'

Thành phố Hà Nội đã nhất trí với đề xuất phá bỏ tòa nhà trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng, hay thường gọi là “Hàm cá mập’’. Mục tiêu nhằm cải tạo, chỉnh trang, tái thiết tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Theo UBND Thành phố, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có giá trị văn hóa lịch sử cao khi kết nối giữa các khu di tích quốc gia đặc biệt ven hồ Gươm. Do đó, việc quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan quảng trường là cần thiết, được thực hiện đồng thời với triển khai nghiên cứu các không gian công cộng khác xung quanh hồ Gươm.

Tọa lạc ngay trung tâm Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, tòa nhà “Hàm cá mập” cao 6 tầng, được xây dựng từ năm 1991 - 1993, thuộc quản lý của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Trong đó, mặt trước hướng ra Quảng trường, mặt bên trái hướng ra hồ Gươm và mặt bên phải giáp với phố Cầu Gỗ. Hiện tòa nhà chủ yếu đang cho thuê kinh doanh nhà hàng, quán cà phê.

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: "Các giải pháp, nghiên cứu đề xuất đều xuất phát từ mong muốn mở rộng Quảng trường, kết nối hai khu vực quan trọng là hồ Gươm và khu vực phố cổ. Trong khi đó, vị trí tòa nhà này thuộc sở hữu của Nhà nước, do đó chúng tôi sẽ tính phương án liên quan đến nơi này".

Dự kiến sau khi phá bỏ, tại khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục hiện có và không gian mở rộng sẽ chỉnh trang không gian công cộng phục vụ lợi ích cộng đồng; đồng thời, xây dựng một không gian ngầm với quy mô khoảng 3 tầng hầm.

Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết: "Việc phá bỏ tòa nhà này và mở rộng Quảng trường đáp ứng một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt của Hà Nội đó là phát triển không gian văn hóa. Trong đó, tầng hầm đầu tiên để phục vụ cho không gian văn hóa thương mại, còn hai tầng hầm phía dưới có thể hỗ trợ cho giao thông tĩnh và sẽ đáp ứng diện tích là 1ha để phục vụ nhân dân Thủ đô".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tuyến đường Tây Thăng Long sẽ thông xe vào Quý II/2026, dự kiến bất động sản khu vực này sẽ có những biến động tích cực.

Quy hoạch 9 cây cầu vượt sông Hồng và sông Đuống, trong đó, cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi sẽ được triển khai trong năm nay đang tạo động lực lớn cho sự phát triển cho thị trường bất động sản.

Bất động sản nghỉ dưỡng ở ngoại thành Hà Nội đang được hưởng lợi đáng kể nhờ sự phục hồi của ngành du lịch, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Trong danh mục các khu đất được thành phố Đà Nẵng thông qua để triển khai các dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố, huyện Hòa Vang là địa phương có tỉ lệ quỹ đất lớn nhất với hàng loạt dự án khu đô thị quy mô lớn.

Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm đến nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút 1,1 tỷ USD vốn đăng ký mới.

Nguồn cung căn hộ chung cư tại các đô thị lớn từ nay đến năm 2026 sẽ tiếp tục được cải thiện với hàng chục nghìn sản phẩm dự kiến sắp được tung ra thị trường.