Hà Nội sẽ có 27 cầu bắc qua sông Hồng

Một trong những mục tiêu lớn nhất của Hà Nội trong nhiều năm tới là hoàn thiện hệ thống các cây cầu vượt sông Hồng, mở rộng kết nối giao thông hai bờ Nam - Bắc. Xa hơn nữa là liên kết chặt chẽ các trục không gian, đô thị vệ tinh, sinh thái quanh trục cảnh quan sông Hồng.

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng thành phố bên sông, ngay trong năm 2025 này, dự kiến thành phố sẽ triển khai hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư 7 cây cầu lớn vượt sông Hồng.

Chỉ nay mai thôi, sẽ có cây cầu Thượng Cát bề thế dài hơn 5,2 km, với 8 làn xe, nối liền quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh, bắc ngang qua con đường Kỳ Vũ thuộc phường Thượng Cát. Những ngày cuối năm 2024, hầu hết người dân khu vực đều đã nắm được thông tin và mong mỏi dự án sớm triển khai.

Ông Nguyễn Nho Quảng, Trưởng phòng Quản lý dự án 3 – Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, cho hay: “Dự án xây dựng để kết nối hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3,5 nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông khung của thành phố. Sau xây dựng, dự án sẽ có tính kết nối phía bắc của Thủ đô với phía Đông Anh để rút ngắn đi lại, giảm ùn tắc giao thông cho các tuyến đường trong thành phố".

Thượng Cát là một trong 7 cây cầu lớn vượt sông Hồng dự kiến thành phố sẽ triển khai trong năm nay. Đó là các cầu: Mễ Sở, Hồng Hà trên đường Vành đai 4, cầu Vân Phúc, Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi. Đây đều là các công trình đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông khung của Thủ đô, không chỉ kết nối giữa các khu vực, quận huyện của Thủ đô mà còn với các tỉnh, thành lân cận.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho biết: “Công tác chuẩn bị đã được triển khai từ trước, kể cả phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc, thì chúng ta dự kiến vào cuối quý II, đầu quý III năm 2025 sẽ khởi công đồng loạt được 7 cây cầu".

Theo Quy hoạch Thủ đô 2030 – 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giữa tháng 12/2024, trục sông Hồng sẽ là một trong 5 trục không gian phát triển đô thị quan trọng của Hà Nội. Quy hoạch cũng vừa bổ sung thêm một số cây cầu so với trước đó. Với tầm nhìn mới, tư duy mới, 27 cây cầu cả hiện hữu và được xây dựng trong tương lai, nối đôi bờ sông Hồng, sẽ từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng thành phố bên sông của Thủ đô theo hướng Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.

Lấy sông Hồng làm chủ đạo trong quy hoạch phát triển, các chuyên gia kỳ vọng với việc đầu tư thêm nhiều cầu qua sông, Hà Nội sẽ phát triển toàn diện, đồng đều hơn, lấp đầy mọi khoảng cách và sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa hai bờ Nam - Bắc. Đặc biệt, khi hoàn thành quy hoạch phát triển hai bên sông Hồng, nhu cầu vận tải vượt sông về hàng hóa, hành khách, du lịch... sẽ ngày càng lớn, các cây cầu sẽ càng quan trọng và cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lữ đoàn 96, Binh chủng Pháo binh đã vận chuyển 15 khẩu pháo từ Đồng Nai về để lắp đặt dọc sông Sài Gòn trong đêm 6/4, chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hà Nội sẽ kiểm tra diện rộng an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn thành phố từ ngày 15/4 đến ngày 15/5, trong đó chú trọng vào bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.

Đoàn cứu hộ Việt Nam bao gồm lực lượng của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đã dừng hoạt động tìm kiếm cứu nạn sau một tuần thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.

Sau khi Công an thành phố tiếp nhận bốn cơ sở cai nghiện, các đơn vị đã khẩn trương khắc phục mọi khó khăn, bắt nhịp ngay vào công việc, đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở.

Bộ Công an đề xuất người nào đánh bạc trái phép được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 10 đến dưới 100 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự.

Sau 7 ngày tiến hành các hoạt động tại nước bạn, lực lượng cứu nạn, cứu hộ Việt Nam đã thể hiện năng lực cứu hộ và tinh thần trách nhiệm quốc tế khi giúp nhiều gia đình tìm thấy thi thể của người thân mất tích, đồng thời chung tay giúp chính quyền sở tại khắc phục hậu quả động đất.