Hà Nội rộn ràng hoạt động chào xuân
Các hoạt động nổi bật mang đậm không khí Tết cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc bộ năm nay bao gồm chương trình "Tết làng Việt năm 2025" tại không gian đình làng Mông Phụ - Làng cổ ở Đường Lâm, Sơn Tây và chương trình "Xuân về trên bản làng" tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Ông Sergio Narea Guzman, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Chile tại Việt Nam, cho biết: "Tôi đã ở Việt Nam được hai năm. Khi sang năm thứ hai, tôi cảm thấy rất quen thuộc và đắm chìm vào không khí Tết cổ truyền của Việt Nam. Tôi cảm thấy mỗi dịp Tết đến xuân về là dịp để mọi người có thể quây quần bên nhau và tôi cảm thấy mình thuộc về nơi đây. Tôi muốn chúc mọi người dân Việt Nam an khang thịnh vượng, mọi sự như ý. Chúc mừng năm mới các bạn!"
Theo ông Trần Anh Tuấn, Bí thư Thị uỷ Sơn Tây, năm nay, các hoạt động được tổ chức xuyên suốt trong dịp Tết và các cuối tuần để khách tham quan có thể đến và trải nghiệm.
Nếu chọn đến Hà Nội dịp Tết Nguyên đán năm 2025, du khách đừng quên ghé qua một số địa điểm trong khu phố cổ để hòa mình vào các hoạt động vui xuân đón Tết ý nghĩa của chương trình “Tết Việt – Tết Phố 2025” do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức. Chương trình gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, đặc sắc như trang trí và sắp đặt không gian Tết cổ truyền Hà Nội xưa tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc), Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ (50 Đào Duy Từ); giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật với chủ đề “Sắc xuân Ất Tỵ 2025” và bộ sưu tập con giáp tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ).
"Cứ mỗi ngày, sự quan tâm của mọi người với 'Tết Việt - Tết phố' ngày càng nhiều hơn. Đó là một tín hiệu đáng mừng với chúng tôi", TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao thành phố nói.
Hội chữ Xuân 2025 tại hồ Văn, thuộc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, là một điểm hẹn văn hóa thú vị dịp Tết. Các triển lãm, hoạt động trải nghiệm đa dạng tạo nên một không gian nhiều sắc màu. Ngoài hoạt động xin chữ, cho chữ, tại khu vực này, ba triển lãm đặc sắc đã được tổ chức. Triển lãm thư pháp “Thực học” trưng bày 100 tác phẩm thư pháp Hán Nôm và quốc ngữ, tôn vinh truyền thống hiếu học, trọng chữ của dân tộc. Các tác phẩm lấy cảm hứng từ di sản của các danh nhân như Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… nhằm khơi dậy niềm tự hào và khuyến khích thế hệ trẻ cống hiến cho quê hương.
Hội chữ Xuân năm nay ghi dấu ấn với không gian hồ Văn được cải tạo và chỉnh trang toàn diện. Sự đổi mới này không chỉ tạo nên không gian thoáng đãng, an toàn mà còn nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu xuân.


Những căn biệt thự Pháp cổ trên phố phường Hà Nội rợp bóng cây vẫn đứng đó, lặng lẽ kể lại câu chuyện của một thời kỳ đã qua.
Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
0