Hà Nội phòng chống, phát hiện sớm bệnh tay chân miệng
Cụ thể, số ca mắc tay chân miệng đã tăng so với cùng kỳ năm 2024 là 189 trường hợp và đã ghi nhận các ổ dịch tại trường mầm non mẫu giáo và ổ dịch tại cộng đồng. Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có Văn bản về việc tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng.
Theo đó, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, ghi nhận báo cáo đầy đủ các trường hợp đến khám tại các trạm Y tế, phòng khám đa khoa, duy trì tần suất giám sát chủ động tại các bệnh viện được phân cấp đảm bảo tối thiểu 2-3 lần/tuần.
Đồng thời, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh đối với các trường hợp mắc bệnh có phân độ lâm sàng từ 2b trở lên hoặc các trường hợp bệnh nhân trong ổ dịch, điều tra, khoanh vùng xử lý sớm, không để lây lan rộng.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0