Hà Nội phát triển đa dạng loại hình nhà ở
Về nhà ở xã hội, Hà Nội có 30 dự án hoàn thành với 1,66 triệu m2 sàn; 69 dự án đang triển khai với 4 triệu m2 sàn và có 83 ô đất tổng quy mô sử dụng là 43,58ha tại 48 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20%, 25% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.
Ngoài ra, UBND thành phố đang tập trung chỉ đạo lập, phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án khu nhà ở xã hội độc lập với 1 triệu m2 sàn, làm cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Đối với nhà ở tái định cư, thành phố đang triển khai 18 dự án với khả năng hoàn thành gần 7.000 căn hộ, nên cơ bản đáp ứng được nhu cầu tái định cư giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên, nhu cầu quỹ nhà tái định cư giai đoạn 2026-2027 khoảng 1.333 căn. Hà Nội tập trung tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; lựa chọn chủ đầu tư cho từng dự án cải tạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa.


Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu để sớm thành lập quỹ Nhà ở quốc gia, tạo tiền đề quan trọng để phát triển nhà ở giá rẻ.
Năm 2024 đi qua, cả nước mới thực hiện được 16% kế hoạch phát triển NƠXH - một con số quá khiêm tốn. Mặc dù truyền thông được đẩy mạnh nhưng việc phát triển Nhà ở xã hội thời gian qua lại chưa được như mong muốn.
Các nhà trọ không hoàn thành thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động sau ngày 30/3, theo Chỉ thị 19 ngày 24/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Toà tháp Trung tâm Điều hành và Giao dịch (VICEM Tower) của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tại Cầu Giấy đã được khởi động trở lại vào ngày 5/3.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến sẽ chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội vào ngày 6/3 tới.
Trong khi giá nhà ở thương mại tăng cao thì nhà ở xã hội là cứu cánh giúp giấc mơ an cư của người thu nhập thấp trở thành hiện thực.
0