Hà Nội nên được phân cấp, phân quyền nhiều hơn
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý cho dự thảo Luật liên quan đến quy định về tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội. Cơ bản tán thành việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, ý kiến đại biểu đề xuất cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn trong một số lĩnh vực cho Thủ đô.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quan trọng quốc gia, trái tim của cả nước, là đô thị đặc biệt quan trọng, là bộ mặt quốc gia, là cửa ngõ giao lưu, hội nhập quốc tế và thường xuyên đón tiếp các nguyên thủ quốc gia. Do đó, việc phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội nhiều hơn nữa là rất cần thiết".
Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho biết: "Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo. Việc phân quyền cho Hội đồng Nhân dân thành phố được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND TP. Hà Nội, quận, huyện, thị xã, tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý nhà nước hiện nay."
Nhiều đại biểu cũng đề nghị cần có thêm những chính sách trong việc thu hút, trọng dụng và giữ chân người tài, không chỉ đối với thành phố Hà Nội mà cũng là cho nhiều địa phương khác trên cả nước.
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Đào tạo học sinh, sinh viên ra làm sao mà đi học về không về, ở nước ngoài luôn, thâm chí về không phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước mà cho tư nhân. Đây là cái cần có quy định rõ ràng trong khi ngân sách của thành phố bỏ tiền ra nuôi ăn học, cần phải có quy định cụ thể ràng buộc về phục vụ cho thành phố như thế nào ra làm sao, trong bao nhiêu năm để mang lại hiệu quả".
Giải trình làm rõ thêm nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết: đây là dự án Luật có cơ sở pháp lý, chính trị và thực tiễn rất rõ ràng; có tính thuyết phục; xây dựng các cơ chế đặc thù cho thủ đô cả nước, không phải riêng cho thành phố Hà Nội. Nếu xây dựng được các cơ chế cho thủ đô phát triển thì thủ đô sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hôi, bảo đảm quốc phòng an ninh, văn hóa cho cả nước. Làm rõ thêm vấn đề về tổ chức bộ máy và số lượng Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ trưởng cho biết: Hà Nội đã có sơ kết và đánh giá rất kỹ Nghị quyết 97, thống nhất nhận thức tiếp tục thực hiện cơ chế này. Bên cạnh đó, dự luật cũng thiết kế trên cơ sở thực tế khi tăng cường phân cấp, phân quyền thì Hội đồng Nhân dân quận đươc giao thêm nhiều nhiệm vụ, cần thiết có cấp hội đồng để giải quyết nhiều vấn đề về thu chi ngân sách, giám sát.


Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với bà Nguyễn Thị Phương Lan - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình xác định, nhiều đảng viên và các tổ chức Đảng có sai phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các dự án trồng, chăm sóc cây xanh.
Phu nhân Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – bà Lê Thị Bích Trân cùng Phu nhân Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia – bà Zinash Tayachew đã có chuyến thăm và làm việc tại Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội vào sáng nay 17/4.
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội sáng 17/4 đã có buổi tiếp xúc cử tri các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và Ba Đình, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế đã có công văn hướng dẫn định hướng sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/4 đã cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.
0