Hà Nội nâng diện tích tách thửa lên 50m2 từ 7/10/2024
Tại các phường, thị trấn, diện tích thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 50m² và có chiều dài, chiều rộng từ 4m trở lên. Đối với các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách phải không nhỏ hơn 80m², vùng trung du là 100m², vùng miền núi là 150m². Nếu người sử dụng đất muốn dành một phần để làm lối đi, thửa đất phải bảo đảm lối đi có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên tại phường, thị trấn và từ 4m trở lên tại các xã. Sau khi tách, thửa đất vẫn phải đáp ứng điều kiện về loại đất quy định trong Luật Đất đai.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, việc nâng diện tích tối thiểu để tách thửa từ 30m2 lên 50m2 đang là một đòi hỏi để từ đó làm cho đô thị được chỉnh trang một cách văn minh hơn, quy hoạch ổn định hơn để bố trí diện tích nhà ở hợp lý.

Một số chuyên gia cho rằng việc nâng diện tích tách thửa tối thiểu tại các phường, thị trấn sẽ giúp hạn chế tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, phá vỡ quy hoạch đô thị tại khu vực trung tâm. Bởi Hà Nội là đô thị đặc biệt với áp lực gia tăng dân số cơ học lớn, trong đó mật độ dân số tập trung cao tại các quận nội thành.
Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản bày tỏ quan điểm: "Có thể thấy rõ rằng thành phố Hà Nội đang xây dựng, thực thi các chính sách nhất quán nhằm giảm sự gia tăng dân số cơ học, đặc biệt tại khu vực nội đô. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng sống và duy trì các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô”.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đánh giá: “Quy định mới sẽ giúp Hà Nội kiểm soát chất lượng đô thị tốt hơn, sẽ không tạo ra những căn nhà, thửa đất có diện tích quá nhỏ, manh mún làm mất mỹ quan đô thị”.

Quy định siết chặt điều kiện tách thửa, diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa sẽ giúp phát triển bền vững đô thị và nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tránh gây quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: "Việc nâng diện tích tách thửa cũng có thể giảm một chút tăng dân số cơ học và đảm bảo hơn hạ tầng ở những vùng ven đang phát triển, còn trong nội đô thì phải giải bài toán này bằng nhiều cách khác nhau".
Trước đó, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 10/2023 về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú. Với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ thì diện tích nhà ở phải đạt tối thiểu 15m²/sàn/người với khu vực nội thành, 8m²/sàn/người với khu vực ngoại thành. Việc nâng cao diện tích tối thiểu được tách thửa cũng có ý nghĩa tương tự, giúp hạn chế sự bùng phát dân số, tiến tới phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.


Nhiều địa phương tại Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ có kế hoạch tổ chức các phiên đấu giá đất trong tháng 4/2025.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.
Thành phố Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng.
Hàng trăm hecta đất tại Nhơn Trạch - vùng đất vàng phía Đông TP. HCM - đang bị bỏ hoang, trong khi hàng nghìn người dân vẫn khao khát có một nơi an cư.
0