Hà Nội là trung tâm phát triển của đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 368 ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng sẽ chia thành 2 tiểu vùng với 1 vùng động lực quốc gia, 4 cực tăng trưởng và 5 hành lang kinh tế. Hà Nội được xác định là trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước.

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo và không gian biển của 11 tỉnh, thành phố. Trong đó, tiểu vùng phía Bắc gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Tiểu vùng phía Nam gồm 4 tỉnh là Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.

Tiểu vùng phía Bắc tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến; tiểu vùng phía Nam phát triển các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp. Phát triển tiểu vùng phía Bắc gắn chặt với phát triển vùng Thủ đô Hà Nội.

Xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hà Nội được xác định là trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước; khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại.

Vùng Thủ đô Hà Nội được xây dựng là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung hình thành các trung tâm thương mại, tài chính lớn của quốc gia, các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao, trung tâm văn hóa - lịch sử lớn.

Quy hoạch chỉ rõ hình thành trục phát triển với sông Hồng là trục trung tâm với các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch văn hóa gắn với trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô Hà Nội, các đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại

Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã biểu dương điển hình phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 và tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc năm 2025 vào tối 5/3.

Phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" để cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục là chủ trương đúng đắn, phù hợp để tăng cường không gian công cộng phục vụ cộng đồng và nhu cầu của nhân dân, theo UBND thành phố.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1249 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường Đỗ Vạn, Đỗ Đặng, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 196 tỷ đồng.