Hà Nội đang triển khai 58 dự án nhà ở xã hội

Thu nhập của công nhân tại Hà Nội bình quân 7 triệu đồng/tháng, nên việc giải ngân chậm chạp gói tín dụng nhà ở xã hội đang khiến cho giấc mơ an cư của người có thu nhập thấp ngày càng xa vời.

Trong phiên thảo luận sáng 24/5 tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội nêu nhu cầu thực tế rất lớn về nhà ở xã hội. Ngoài việc xây mới các dự án, một số đại biểu cho rằng phải quan tâm hơn đến phân khúc nhà ở cho thuê.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH Hải Dương) phát biểu: "Trong khi phát triển nhà ở xã hội, chúng ta quan tâm nhiều hơn nữa phân khúc nhà ở cho thuê. Đa phần những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở các đô thị lớn, người lao động muốn sở hữu nhà, trả tiền thuê hàng tháng để có thể tiếp cận nhà ở xã hội, đáp ứng tiêu chí về diện tích và phòng cháy chữa cháy".

Thành phố Hà Nội hiện có trên 270.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,7 triệu lao động.

Nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, thời gian tới sẽ tập trung tháo gỡ các nút thắt liên quan đến tín dụng và pháp lý để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cấp bách hiện nay. Theo Sở xây dựng Hà Nội, thành phố hiện đang triển khai 58 dự án phát triển nhà ở xã hội với 60.000 căn hộ.

Thành phố cũng lập chủ trương đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung, quy mô khoảng 270ha. Khi các dự án này triển khai, sẽ có thêm nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động.

Ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết: "Sau khi phê duyệt sẽ  triển khai đưa nhà ở xã hội vào phục vụ công nhân lao động. Thành phố cũng tạo điều kiện để người lao động mua nhà ở xã hội, trả tiền linh hoạt, ưu đãi. Còn vấn đề vay vốn thì sẽ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội''.

Hà Nội chủ trương đầu tư 5 khu nhà ở xã hội tập trung, quy mô khoảng 270ha.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng vấn đề nhà ở với công nhân lao động rất quan trọng, có an cư mới lạc nghiệp. Ông đề xuất nên có sự linh hoạt trong thủ tục mua nhà, thuê nhà để tránh gây khó khăn cho người có nhu cầu thực.

"Để xác nhận được người này chưa từng mua nhà, chưa sở hữu nhà trên toàn Việt Nam, khi mà chưa có số hóa thì mất bao công sức, tiền bạc, thời gian. Phải kiểm tra sau. Phải tin công nhân, người lao động. Hà Nội cần cơ chế đặc thù thì nên nghiên cứu đề xuất. Còn với những trường hợp vi phạm, xử lý nghiêm để không ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng triệu người khác...", ông Thanh nói.

Báo cáo của LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết thành phố hiện có trên 270.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,7 triệu lao động.  Quý 1/2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu trong khi chi phí thuê nhà trọ chiếm phần đáng kể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đã tổ chức Diễn đàn Văn hóa doanh nhân năm 2025 với chủ đề "Kinh doanh có trách nhiệm", trong chiều 15/4.

Các ông lớn tài chính toàn cầu CDH Investments, Partech Ventures, Temasek, Do Ventures, Golden Gate Ventures… sẽ tham dự Diễn đàn đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 diễn ra vào ngày 22/4 tại Hà Nội.

Cổ phiếu VIC của Vingroup - Tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam đã tăng trần ba phiên liên tiếp gần đây, đưa Vingroup vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng vốn hóa của thị trường chứng khoán.

Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong vài năm trở lại đây, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tích cực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trung Quốc có 5.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,2 tỷ USD, đứng thứ 6/150 đối tác đầu tư.

Ngành ngân hàng Việt Nam chuẩn bị tung ra gói tín dụng 500.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng và công nghệ số.