Hà Nội đang cân nhắc 'số phận' tuyến buýt BRT

Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị trên, trong dự thảo Quy hoạch GTVT Thủ đô 2045 – 2065 đang được thành phố tổ chức lấy ý kiến, đơn vị tư vấn đề xuất nghiên cứu bổ sung thêm 6 tuyến, trong đó có tuyến dọc trục Tố Hữu – Lê Văn Lương. Có ý kiến cho rằng để thay thế, dừng tuyến xe buýt nhanh BRT hiện nay. Tuy nhiên, theo sở GTVT, trước mắt vẫn cần duy trì hoạt động của loại hình BRT kết hợp với các giải pháp tổ chức giao thông phù hợp để thu hút người dân tham gia.

Theo quy hoạch hệ thống xe buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2030 tầm nhìn 2050 sẽ có 11 tuyến, chiều dài hoạt động 316 km.

Đến nay, sau 12 năm thực hiện, thành phố mới xây dựng được một tuyến là tuyến BRT số 01 lộ trình Kim Mã – Yên Nghĩa dài 14 km, đạt khoảng 4,4% nhu cầu. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo báo cáo của Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố, sau gần 6 năm hoạt động, BRT Kim Mã – Yên Nghĩa vẫn là một trong các tuyến buýt hoạt động hiệu quả, đạt sản lượng, doanh thu cao nhất toàn mạng lưới buýt và cần thiết duy trì hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Với định hướng phát triển buýt BRT, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, mạng lưới đường sắt đô thị và xe buýt, trong đó có buýt BRT vẫn được xác định là trụ cột của vận tải hành khách công cộng. Tuy nhiên, Sở đang khẩn trương triển khai việc rà soát đánh giá tổng thể mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, trong đó có xem xét đánh giá đối với xe buýt nhanh BRT hiện nay. Dự kiến trong quý IV/2023, Sở GTVT sẽ hoàn thành báo cáo nội dung này với UBND thành phố./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công trình nhà ga nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất trị giá đầu tư 11.000 tỷ đồng vừa khánh thành đã xảy ra sự cố kỹ thuật khiến dư luận không khỏi bất ngờ và lo lắng.

Hàng loạt vụ việc thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng thời gian gần đây đã dấy lên hồi chuông về những lỗ hổng và khoảng trống pháp lý trong công tác quản lý, cấp phép đối với lĩnh vực này.

Hương sắc và sản vật đặc trưng của miền đất đỏ bazan Lâm Đồng đã lan tỏa đến Hà Nội, đem lại trải nghiệm độc đáo giữa lòng Thủ đô.

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các ban quản lý dự án và nhà đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ tại các trạm dừng nghỉ tạm trên tuyến.

Tình hình trật tự an toàn giao thông tại Hà Nội trong Quý I cơ bản được bảo đảm, trong đó, số vụ tai nạn giao thông giảm sâu so cùng kỳ năm 2024.

Bộ Xây dựng đã có Công điện mới nhất về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông hàng không, hàng hải; đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các tuyến đường bộ cao tốc.