Hà Nội chưa ghi nhận bất thường của dịch cúm mùa
Cúm mùa là gì?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi.
Có bốn chủng virus cúm mùa gồm: A, B, C và D, trong đó virus cúm A và B là hai chủng virus chính ở người, có thể gây ra các đợt dịch cúm mùa cũng như các trường hợp tản phát và đợt bùng phát ngoài mùa cúm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm mùa?
Bệnh cúm mùa đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng như sốt, ho, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng và chảy nước mũi. Thời gian ủ bệnh dao động từ 1 đến 4 ngày (trung bình là hai ngày).
Tuy nhiên không phải trường hợp nào mắc cúm đều có đầy đủ các triệu chứng của bệnh. Ước tính có khoảng 75% các ca nhiễm cúm không có triệu chứng điển hình. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường hồi phục sau một tuần mà không cần chăm sóc y tế.
Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong đặc biệt ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh như: người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính (như bệnh mạn tính ở tim, phổi, thận, gan hoặc máu), phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi và người có tình trạng ức chế miễn dịch (như HIV/AIDS, đang điều trị hóa chất hoặc Corticosteroid).
Phòng chống bệnh cúm mùa như thế nào?
Trước tình hình bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng gần đây, thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp sốt, nghi nhiễm cúm trên địa bàn; giám sát chặt chẽ các trường hợp viêm phổi nặng do virus tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.
Ngày 6/2, Sở Y tế Hà Nội cũng đã đưa ra các khuyến cáo phòng chống bệnh cho người dân. Theo đó, để chủ phòng cúm mùa, người dân cần hiện tốt các biện pháp sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, sử dụng khẩu trang thường xuyên, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
- Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
- Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu), mà cần phải điều trị theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
- Tiêm vaccine chủng động phòng bệnh cúm mùa là biện pháp dự phòng hiệu quả.


Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh.
Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra công an thành phố Hà Nội, Cục An toàn Thực phẩm sẽ cập nhật trên website các sản phẩm thực phẩm chức năng giả để người tiêu dùng biết và không sử dụng.
0