Hà Nội chưa chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10
Theo công điện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành.
Các địa phương phải công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025-2026 trong tháng 2 năm nay để học sinh, giáo viên và các nhà trường, cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh.
Theo các nhà trường, dù Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội chọn môn nào thì vẫn chủ động kế hoạch dạy học, ôn tập cho các em học sinh.
Với thế mạnh là học Tiếng Anh, cũng là môn học mà học sinh Nguyễn Vũ Hà Mai, lớp 9C, trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, được gia đình đầu tư từ lâu, thế nên Hà Mai tỏ ra khá lo lắng nếu môn thi thứ ba vào lớp 10 tới đây không phải là Ngoại ngữ.
Hà Mai chia sẻ: "Môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử - Địa lý rất khó với con, vừa ghi nhớ, vừa học thuộc, tư duy nên nó không phải thế mạnh của con, nếu vào hai môn đó thì con rất lo lắng".
Hiện nay, các trường THCS vẫn đang bám sát kế hoạch dạy học theo khung chương trình, đồng thời tổ chức ôn thi cho học sinh. Với các phụ huynh, dù là Sở GD - ĐT Hà Nội chọn môn thi thứ ba là môn nào thì cũng mong được công bố sớm để phụ huynh, học sinh và nhà trường chủ động.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết sẽ công bố môn thi thứ 3 vào cuối tháng 2 năm nay để đạt chất lượng giáo dục tốt nhất. Trước đó Sở dự kiến công bố vào cuối tháng ba, giống như các năm trước để đảm bảo việc học toàn diện cho học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện việc ra đề kiểm tra đánh giá và tuyển sinh đầu cấp phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới để không tạo áp lực học thêm.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: "Sau khi biết môn thi thứ 3, học sinh vẫn còn vài tháng trước khi kết thúc năm học, vẫn hoàn thành chương trình các môn học còn lại, đó là quy định, không hoàn thành sẽ không được thi. Mặt khác vẫn có thời gian ôn tập, ôn luyện cho môn mình sẽ thi".
Mỗi năm, Hà Nội tuyển hơn 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT công lập, do vậy phương án thi và kỳ thi lớp 10 THPT công lập luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, thầy cô và học sinh.
Các năm gần đây, Hà Nội giữ ổn định phương thức thi tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập với 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.


Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
0