Hà Nội chấn chỉnh đấu giá đất với bảng giá đất mới

Từ tháng 8 đến nay, đấu giá đất tại Hà Nội luôn nóng bởi tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc hay thao túng, thậm chí là phá đấu giá. Tình trạng này sẽ được chấn chỉnh khi bảng giá đất mới được thành phố ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12.

Huyện Sóc Sơn vừa hoãn đấu giá lại 36 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến. Điều chỉnh theo bảng giá đất mới của thành phố, những lô đất này sẽ được nâng giá khởi điểm từ hơn 2,5 triệu đồng/m2 lên mức 9 triệu đồng/m2, tăng gần 4 lần.

Ông Nguyễn Xuân Quý - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, cho biết: “Chúng tôi đã triển khai 4 dự án đấu giá và hiện nay đã xác định giá khởi điểm. Sau khi Quyết định 71 có hiệu lực từ 20/12, chúng tôi đã ngừng tổ chức đấu giá đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn từ thời điểm đó và định lại giá khởi điểm, giá mới đã tăng 3-4 lần, tiền cọc cũng tăng tương ứng dẫn đến người dân giảm tình trạng bỏ cọc".

Không chỉ Sóc Sơn, nhiều quận huyện cũng quyết định dừng tổ chức đấu giá để xác định lại giá khởi điểm. Mức giá sẽ tăng từ 2 - 6 lần so với trước đây. Số tiền đặt cọc tăng tương ứng giúp loại trừ những nhà đầu tư không có năng lực tài chính, hạn chế tình trạng đấu giá cao rồi bỏ cọc như đã từng diễn ra thời gian qua.

Ông Nguyễn Thế Tuấn - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Long Biên, cho biết: “Thành phố ban hành bảng giá đất mới theo Quyết định 71 đã giúp chúng tôi xác định giá khởi điểm sát thị trường, tránh đẩy giá, bỏ cọc. Cùng với đó giá khởi điểm cao dẫn đến tiền đặt cọc cao, nâng cao trách nhiệm người tham gia đấu giá".

Nhiều chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh bảng giá đất của Thành phố Hà Nội là kịp thời và cần thiết. Tại nhiều khu vực, giá đất đã tiệm cận với thị trường. Một số địa bàn đã từng là điểm nóng của đấu giá đất như Hà Đông, mức cao nhất ở vị trí một là 121 triệu đồng/m2, Hoài Đức 53 triệu đồng/m2 hay Thanh Oai hơn 32 triệu đồng/m2. Công tác đấu giá sẽ tiếp tục được chấn chỉnh theo hướng minh bạch và chặt chẽ, loại bỏ những chiêu trò không lành mạnh, lũng đoạn để trục lợi.

Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Giá khởi điểm thấp dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa giá đấu thầu và trúng thầu cao, từ đó dẫn đến tình trạng bỏ cọc, gây bức xúc cho người dân. Do đó, tôi thấy việc Hà Nội ban hành bảng giá đất mới là cần thiết".

Theo KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội: “Bảng giá đất mới khiến cho mức giá khởi điểm cao và tiền đặt cọc sẽ cao theo, dẫn đến khả năng thao túng giá, đầu cơ, bỏ cọc, các chiêu trò không lành mạnh để đầu cơ sẽ giảm đi".

Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, ban hành bảng giá đất điều chỉnh còn giúp thành phố tăng nguồn thu ngân sách. Giá đất tăng, mức đền bù cao tạo sự đồng thuận của người dân khi thực hiện giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án phát triển của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.