Hà Nội: Bảo hiểm y tế cho người có HIV
Hơn 10 năm sống chung với HIV, hàng tháng, bệnh nhân này đều đến khoa truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì để được bác sĩ tư vấn và lĩnh thuốc ARV. Hiện nay, bệnh viện này đã và đang điều trị cho 621 bệnh nhân HIV đều tham gia Bảo hiểm Y tế.
Bệnh nhân HIV xã Phong Vân - huyện Ba Vì cho biết: "Sức khỏe tôi đến bay giờ vẫn bình thường, ổn định, vẫn đi làm đều đặn. Tôi cũng mong những người bị bệnh như tôi cố gắng giữ sức khỏe của mình và được các bác sĩ thăm khám. Nếu như có bảo hiểm, việc điều trị HIV như tôi thuộc diện cận nghèo thì chi trả có 0,5% thôi. Hầu như không mất gì nhiều cả".
Bác sĩ CKI Phạm Hoàng Sơn - Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì cho biết: “Điều trị nội trú là điều kiện mà các bệnh nhân đều được hưởng, cũng đều được thanh toán bằng bảo hiểm cả. Với mục tiêu chấm dứt bệnh HIV/AIDS vào thời điểm 2030. Tôi khuyến cáo tất cả những người bệnh nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị phơi nhiễm thì nên đến bệnh viện khám để phát hiện sớm và điều trị kịp thời".
Tại 23 cơ sở điều trị HIV/AIDS của Hà Nội đang quản lý và điều trị ARV cho trên 13 nghìn bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ Bảo hiểm Y tế. Các cơ sở điều trị của thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh HIV/AIDS được khám, chữa bệnh kịp thời, tránh kỳ thị với người có HIV, cũng như đảm bảo bí mật thông tin cá nhân cho người bệnh.
Bệnh nhân HIV phường Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy cho biết: “Hiệu quả điều trị của tôi từ trước tới nay rất tốt, khuyến cáo những ai có nguy cơ bị lây nhiễm thì nên đi xét nghiệm sớm để được điều trị sớm".
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Xuân Huệ - Giám đốc Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm cho biết: “Ngoài điều trị HIV/AIDS, người bệnh còn được tầm soát chăm sóc sức khỏe toàn diện các bệnh lý khác như: tiểu đường, huyết áp,... khi có BHYT".
Những nỗ lực của các cơ sở điều trị trên đã làm giảm người bị nhiễm HIV trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, số người nghiện cùng với các tệ nạn xã hội vẫn chưa giảm cũng là nguy cơ phát sinh bệnh nhân HIV mới trong cộng đồng nếu không được tư vấn, xét nghiệm và điều trị kịp thời.


Nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi, là một rối loạn tâm thần có thể so sánh với nghiện rượu và ma túy. Nhiều người vì cờ bạc mà gia đình tan vỡ, kinh tế suy sụp nhưng họ vẫn lao vào trò đỏ đen. Đáng chú ý có tới 15 - 20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát.
Đồng hành với bác sĩ trong điều trị mỗi ca bệnh luôn có sự đóng góp của điều dưỡng viên. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phải điều trị dài ngày, thậm chí nhiều năm thì những người điều dưỡng còn trở thành người thân của họ.
Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
0