Hà Nội: 712 dự án bất động sản 'đắp chiếu'

Hơn 700 dự án chậm triển khai, bỏ hoang đang được thành phố Hà Nội tập trung xử lý. Tuy nhiên, với số lượng lớn dự án cùng những vướng mắc pháp lý, việc giải quyết không thể một sớm một chiều.

Hà Nội còn nhiều khu đất vàng, dự án xây dở dang bị bỏ hoang cả chục năm gây lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân.

Dự án Apex Tower nằm trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, được khởi công từ năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2012, nhưng đến nay, dự án mới chỉ hoàn thiện phần thô, bị bỏ hoang suốt nhiều năm.

Dự án Usilk City ở mặt đường Tố Hữu, quận Hà Đông, cũng ở tình trạng tương tự. Đã 16 năm kể từ khi khởi công, đến nay, 4 tòa nhà với hàng nghìn căn hộ vẫn dở dang. Tại số 9 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, dự án bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ - Hà Nội sau hàng chục năm để không đã lộ rõ sự xuống cấp với vẻ hoang tàn.

Những dự án xây rồi để đấy như thế đang gây ra nhiều hệ lụy. KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, chia sẻ: "Đó là sự lãng phí khủng khiếp, còn hơn cả tham nhũng. Một đô thị không thể nào có dự án 10 năm không xây dựng, quây tôn vào đấy".

Nhiều khu đô thị bỏ không, những dự án lớn với khối bê tông sừng sững đang bong tróc, gỉ sét theo thời gian đã gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị của Thủ đô. Những dự án bỏ hoang còn làm lãng phí tài nguyên đất đai, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và sự phát triển đô thị. Những dự án bỏ hoang còn trở thành nơi dung chứa các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.

Theo báo cáo của UBND thành phố, trong tổng số 712 dự án chậm triển khai, có 705 dự án với tổng diện tích 11.345ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý. Đây sẽ là nhiệm vụ trọng tâm được thành phố quyết liệt chỉ đạo trong thời gian tới nhằm xử lý từng bước và dứt điểm các dự án chậm tiến độ, không triển khai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.