Hà Nội 2024 nhiều điểm sáng kinh tế
Ngành du lịch cũng có nhiều bứt phá trong công tác đón tiếp du khách trong và ngoài nước, góp phần đưa Thủ đô trở thành cực quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước.
Du lịch là một điểm sáng trong kinh tế Thủ đô 2024. Sau khi tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu, Thủ đô Hà Nội đã phát triển đa dạng các sản phẩm công nghiệp văn hóa ở các lĩnh vực tạo nên bản sắc riêng với nhiều không gian sáng tạo. Nhờ đó mà năm 2024, số khách quốc tế đến Hà Nội năm 2024 đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 6,35 triệu lượt, tăng 34,4% so với 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 110,52 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2023.
Ông Nguyễn Hồng Minh - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cho hay: “Để đạt được các mục tiêu đề ra thì ngành du lịch Thủ đô chúng tôi đã phối hợp với các ngành, nỗ lực cố gắng để đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Thông qua du lịch thì đã tạo động lực để thúc đẩy, phát triển các làng nghề cũng như di sản văn hoá, di tích lịch sử".
Đảm bảo nguồn thu ngân sách là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm qua với 2,037 triệu tỷ đồng. Trong đó, Thủ đô Hà Nội và TP.HCM góp một nửa. Thu ngân sách của Hà Nội lập kỷ lục với tổng thu đạt 509.300 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ.
Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh - Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê, cho biết: “Thứ nhất, đây là tiền đề để đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước nói chung, cũng như của hai thành phố nói riêng. Đây là điều kiện để xây dựng kế hoạch thu ngân sách Nhà nước cho giai đoạn tiếp theo. Thứ hai, việc thu ngân sách lớn thể hiện rằng nền kinh tế của hai thành phố này đang có sự phát triển tốt, thu nhập của người dân và doanh nghiệp tăng lên, đồng thời cũng tạo nguồn động lực lớn cho đầu tư công. Hai thành phố lớn này đã đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước nói chung, giúp Chính phủ có nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước".
Kết thúc năm 2024, GRDP của Thủ đô tăng ở mức 6,52%, cao hơn cùng kỳ năm trước (6,27%), đạt và vượt 23/24 chỉ tiêu.
Với quy mô và vị thế kinh tế như hiện nay, Hà Nội đã thực sự là một cực tăng trưởng lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Các chuyên gia cho rằng Hà Nội cần phát huy vai trò cực tăng trưởng đã có để thực sự đóng vai trò động lực phát triển: Kiến tạo, dẫn dắt sự phát triển của cả miền Bắc và cả nước.


564 cơ sở ở TP. Hà Nội đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt gần 8 tỷ đồng, buộc tiêu hủy hơn 41 tấn tang vật, hàng hóa vi phạm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”.
Đoàn liên ngành số 2 TP. Hà Nội đã kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại An Quý tại huyện Mê Linh.
80 gương tiêu biểu trong phong trào Vì an ninh Tổ quốc của Công an thành phố giai đoạn 2020 - 2025 đã được tôn vinh tại chương trình “Công an Thủ đô khắc ghi lời Bác dạy” diễn ra ngày 14/5.
Công an TP. Hà Nội ngày 13/5 đã phát hiện 20 thùng xốp chứa 800kg thực phẩm đông lạnh gồm trứng gà non và tràng gà tại một địa điểm tập kết hàng hóa ở phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai.
'Dù phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng', là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khi tiếp thu và giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) vào sáng 14/5.
Bà Nguyễn Thị Phương trong thời gian giữ chức Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Kết đã có nhiều sai phạm, khuyết điểm gây hậu quả nghiêm trọng, gây dư luận xấu.
0