Google, Facebook sẽ phải trả tiền cho tin tức của Australia
Động thái này được mô tả là "sáng kiến mặc cả tin tức", gây áp lực lên các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu phải trả tiền cho các nhà xuất bản nội dung hoặc phải đối mặt với việc phải trả hàng triệu đô la để tiếp tục hoạt động tại Australia.
Trợ lý Bộ trưởng Tài chính kiêm Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính Stephen Jones cho biết sáng kiến này sẽ tạo ra động lực tài chính để đạt được thỏa thuận giữa các nền tảng kỹ thuật số và các doanh nghiệp truyền thông tin tức tại Australia.
Theo quan chức này, các chủ thể phải tuân theo quy định này được định nghĩa là các nền tảng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm lớn có doanh thu tại Australia vượt quá 250 triệu đô la Australia (khoảng 160 triệu USD).
Sau thông tin từ giới chức Australia, các công ty công nghệ lên án kế hoạch này. Người phát ngôn của Meta cho biết đề xuất này không tính đến thực tế hầu hết mọi người không truy cập nền tảng để tìm nội dung tin tức và các nhà xuất bản tin tức tự nguyện chọn đăng nội dung trên nền tảng vì nhận được giá trị khi làm như vậy.
Người phát ngôn của Google cho biết quyết định này nguy cơ ảnh hưởng đến tính khả thi của các thỏa thuận thương mại với các nhà xuất bản tin tức tại Australia.
Vào năm 2021, Australia thông qua luật yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ, chẳng hạn như Google của Alphabet và Meta, phải trả tiền cho các công ty truyền thông vì những liên kết thu hút người đọc và doanh thu quảng cáo đến nền tảng của họ.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách sa thải Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, thông tin được Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ với báo chí ngày 18/4.
Ngày 18/4, Nhà Trắng đã ra mắt một trang web mới ủng hộ cho lý thuyết rằng virus corona gây ra đại dịch Covid-19 là một tác nhân gây bệnh do con người tạo ra và bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm về bệnh truyền nhiễm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine ngày 18/4 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép ngay lập tức để chấm dứt hoàn toàn lệnh phong tỏa Dải Gaza được Israel áp đặt từ ngày 2/3.
Mỹ đang đối mặt với đợt bùng phát bệnh sởi nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, khi đã có ít nhất 800 ca mắc được ghi nhận tại 24 bang của nước này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.
Mỹ đang cân nhắc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea như một phần trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Ukraine, trang Bloomberg đưa tin.
0