Gói vay 120.000 tỷ đồng thiếu hấp dẫn
Với gần 15 năm tham gia làm Nhà ở xã hội và đặc biệt là nhà ở công nhân, cái tên Viglacera không mấy xa lạ. Tính đến thời điểm này, đơn vị đã hoàn thành được 8000 căn hộ. Nhưng mới chỉ bán được 5000 căn, tồn kho 3000 căn. Theo chủ đầu tư, các căn hộ này diện tích từ 26-60m2; giá bán từ 250-600 triệu căn; giá thuê từ 1,2-2,4 triệu đồng/căn hộ/tháng; được đánh giá cao về chất lượng và chi phí phù hợp. Tuy nhiên, tại đơn vị này, nhiều công nhân tới tư vấn, mong muốn được mua nhà nhưng vướng mắc lớn lại ở chính sách về đối tượng được mua. Bên cạnh đó thời gian ân hạn ngắn cũng được xem là không hấp dẫn.
Trong khi đó, với TCT đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), ưu tiên lớn nhất hiện nay là đẩy mạnh nguồn cung không phải nguồn vốn, việc tiếp cận gói 120.000 tỷ chưa phải là vấn đề bức thiết.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có nhu cầu, khi tiếp cận gói vay đều gặp phải nhiều trở ngại từ các thủ tục, pháp lý. Bên cạnh đó, mức ưu đãi cũng được cho là “chưa hấp dẫn”.
Hiện ngân hàng đang áp mức ưu đãi còn 8% một năm với doanh nghiệp và 7,5% mỗi năm với người mua nhà. Đây được xem là mức khá cao trong khi thời gian ưu đãi ngắn sau đó thả nổi. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, cần nhìn nhận ngân hàng cũng như một đơn vị kinh doanh; vậy nên xét về tổng thể: gói vay 120.000 tỷ thiếu hấp dẫn không chỉ với người vay mà ngân hàng cũng chẳng nhiệt thành chào mời.

Gói vay 120.000 tỷ thiếu hấp dẫn không chỉ với người vay mà ngân hàng. Giả dụ bạn mua căn nhà 1 tỷ, ngân hàng cho bạn vay 800 triệu thì một tháng bạn phải trả gốc + lãi 7,5 triệu. Như vậy thu nhập của bạn phải ở mức 15 triệu/tháng nhưng thử hỏi người thu nhập thấp có bao nhiêu người đạt mức thu 15 triệu/tháng?
Để đạt mục tiêu đến năm 2030 xây tối thiểu một triệu căn nhà xã hội, nhiều giải pháp được đề xuất trong đó có khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng. Xin nhắc lại gói vay này từng được Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ, Quốc hội hồi tháng 2 vừa. Theo đó, lãi suất vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8-5% một năm, thời hạn vay tối đa 25 năm. Gói này tương tự gói tín dụng 30.000 tỷ đồng áp dụng trong giai đoạn 2013-2016.


Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.
Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.
Nhiều ý kiến cho rằng, một số điểm trong Luật Đất đai 2024 nên cân nhắc kỹ trước khi sửa đổi, do luật mới có hiệu lực chưa được một năm.
Người dân ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp và lấp ao hồ để xây dựng sai quy định nhưng không được chính quyền cơ sở xử lý kịp thời. Thực trạng này đã và đang khiến người dân hết sức bức xúc.
Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội sẽ thiết lập hệ thống quầy tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, dừng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp đối với nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
UBND TP. Hà Nội vừa thống nhất chủ trương đề xuất của Sở Xây dựng về việc điều chỉnh quy mô dự án, qua đó làm cơ sở thực hiện biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án chung cư Golden West ở lô đất 2.5HH Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.
0