Gỡ quy định về đất ở góp phần giảm giá chung cư
Để xây dựng một dự án nhà ở cần phải có quỹ đất rộng lớn. Quỹ đất này bao gồm đất ở và đất khác, phần lớn các dự án hiện nay được triển khai trên quỹ đất ban đầu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất sản xuất. Tuy nhiên dự thảo mới nhất của Luật Đất đai sửa đổi lại đang bó hẹp phạm vi này.
Cụ thể điểm b, khoản 1, Điều 128 quy định việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để làm dự án nhà ở thương mại phải là “đất ở hoặc đất ở và đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê”. Khoản 6, Điều 128 cũng quy định điều kiện tương tự đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án nhà ở thương mại. Nếu quy định này chính thức có hiệu lực thì rất khó cho chủ đầu tư, vướng mắc pháp lý vẫn tiếp tục tồn tại và một số dự án đã phê duyệt nay bị coi là dự án treo.
Bà Đinh Thị Loan - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Quý Bắc Ninh cho biết: "Nếu như ngày xưa đã giao chủ đầu tư mà giữa đất ở và đất phi nông nghiệp lẫn lộn hoặc là độc chỉ có đất phi nông nghiệp mà chủ đầu tư đã trót bỏ ra để giải phóng mặt bằng. Nhưng nếu theo luật lại bắt đấu giá quyền sử dụng đất, điều đó rất bất cập và rủi ro cho chủ đầu tư. Vì lúc này tiền bỏ ra cũng kéo dài và ảnh hưởng đến nguồn vốn của chủ đầu tư và người khác lại trúng thì cũng sẽ khó khăn".

Được biết hiện nay có khoảng 600 dự án nhà ở thương mại trên cả nước đang gặp khó do quy định phải có đất ở hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư. Trong đó Hà Nội có khoảng 82 dự án, TP.HCM có khoảng 126 dự án.
Trước những bật cập đó, cần thiết phải sửa đổi nội dung này theo hướng cho phép nhà đầu tư được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng “đất ở” hoặc “đất ở và đất khác” hoặc “đất khác không phải là đất ở” phù hợp quy hoạch sử dụng đất, đô thị, xây dựng, chương trình phát triển nhà ở để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Từ đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đặc biệt là các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn có năng lực để đầu tư phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị có quy mô diện tích lớn để vừa có kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ vừa có nhiều tiện ích, dịch vụ đô thị giải “cơn khát” nhà ở hiện nay.


Thành phố Hà Nội đã có phương án bố trí các địa điểm cho việc di dời cho các trụ sở, cơ quan nhằm phục vụ công tác cải tạo không gian phía Đông hồ Hoàn Kiếm.
Từ khi có thông tin sáp nhập đơn vị hành chính, các xưởng sản xuất xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội mọc lên như “nấm mọc sau mưa”.
TP. Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến liên quan đến đề xuất về hoạt động của mô hình lưu trú ngắn ngày trong các dự án chung cư.
Bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội (NƠXH), có 5 nhóm đối tượng được ưu tiên mua, thuê mua, thuê NƠXH mà không phải bốc thăm với tỉ lệ nhất định.
Câu chuyện nhà siêu mỏng, siêu méo tưởng chừng đã chấm dứt sau những chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội. Thế nhưng, tình trạng này bỗng xuất hiện trở lại tại dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân.
Diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” do Đài Hà Nội tổ chức diễn ra vào 8h sáng ngày 9/4/2025 tại TP.HCM. Hai nội dung chính được tập trung thảo luận tại Diễn đàn là: cơ chế chính sách đặc thù và khơi thông dòng vốn.
0