Gỡ khó gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội
Theo một số Doanh nghiệp, chính sách phát triển nhà ở xã hội đúng đắn nhưng cần có sự đồng hành của Nhà nước với doanh nghiệp. Thời gian qua, Nhà nước cũng có nhiều ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được. Ngoài khó khăn về vốn, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về quỹ đất.
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội là chương trình do bốn ngân hàng thương mại nhà nước tự nguyện huy động vốn tham gia. Lãi suất giảm từ 1,5 - 2% so với thị trường. Ngân hàng Nhà Nước cũng đã hai lần điều chỉnh hạ lãi suất với doanh nghiệp là 8% và với người mua nhà là 7,5%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất này vẫn chưa thật sự hấp dẫn.

Ông Nguyễn Duy Thành - Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nhà Toàn Cầu "Đối với doanh nghiệp tiếp cận gói 120.000 tỷ này chỉ được cam kết lãi vay trong thời gian cố định là ba năm mà chúng ta thấy rằng trong thời gian ba năm như vậy đằng sau của một việc triển khai dự án là không thể nào ba năm khi cần phải thực hiện thủ tục pháp lý và triển khai dự án. Và họ rất lo lắng rằng khi gọi tín dụng này đặt kỳ vọng vào vấn đề họ vay thì sau ba năm đó lãi suất theo góc nhìn của DN là gần như thả nổi tại vì đó là thỏa thuận thì nó sẽ là ẩn số phía đằng sau khi họ xây dựng phương án về lợi nhuận trong triển khai dự án nào ở xã hội hiện nay".
Giai đoạn 2021-2025, TP. Hồ Chí Minh đưa ra chỉ tiêu xây mới 35.000 căn nhà ở xã hội nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng, 6 dự án đang thi công, 30 dự án đang hoàn tất thủ tục pháp lý. Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, số lượng đăng ký để vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là hơn 6.000 tỷ nhưng thực tế giải ngân chỉ hơn 600 tỷ nên gói tín dụng đang bị ế trong thời gian vừa qua. Một trong những nguyên nhân là do vướng mắc pháp lý khiến DN không mặn mà, thêm vào đó lãi suất thả nổi khiến người mua nhà dè chừng.
Câu chuyện lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đang là trăn trở của các chuyên gia, người làm chính sách cũng như đối tượng thụ hưởng. Để gói tín dụng này phát huy hiệu quả, cần sớm có phương án gỡ các nút thắt, tạo sự hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, người mua nhà.


Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hải Phòng vào sáng nay, 13/5.
Căn cứ vào các đối tượng sử dụng đặc thù cũng như đòi hỏi phát triển bền vững của kiến trúc, có thể khái quát các yêu cầu thiết kế căn bản của loại hình nhà ở xã hội tại Việt Nam như sau.
Nhiều ý kiến cho rằng, một số điểm trong Luật Đất đai 2024 nên cân nhắc kỹ trước khi sửa đổi, do luật mới có hiệu lực chưa được một năm.
Người dân ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp và lấp ao hồ để xây dựng sai quy định nhưng không được chính quyền cơ sở xử lý kịp thời. Thực trạng này đã và đang khiến người dân hết sức bức xúc.
Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội sẽ thiết lập hệ thống quầy tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, dừng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp đối với nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
UBND TP. Hà Nội vừa thống nhất chủ trương đề xuất của Sở Xây dựng về việc điều chỉnh quy mô dự án, qua đó làm cơ sở thực hiện biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án chung cư Golden West ở lô đất 2.5HH Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.
0