Gỡ khó cho xuất khẩu khi căng thẳng Biển Đỏ leo thang

Biển Đỏ - nơi có tuyến hàng hải quan trọng, nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, hay từ châu Âu đến châu Á. Do đó, căng thẳng tại Biển Đỏ làm tăng rủi ro cho dòng chảy thương mại toàn cầu và làm tăng thêm chi phí cho lĩnh vực vận tải biển.

Chi phí logistics tăng cao, giá cả hàng hóa và kế hoạch xuất khẩu dịp cuối năm của các doanh nghiệp Việt bị ảnh hưởng lớn. Cùng với Bộ GTVT, Bộ Công thương cũng đang nỗ lực tìm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu do căng thẳng biển Đỏ leo thang

Về tác động của căng thẳng tại biển Đỏ đến các doanh nghiệp Việt, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương chia sẻ: "Trước đây, một container đi từ Việt Nam sang châu Âu vào khoảng từ 1.800 - 2.200 đô la Mỹ thì hiện nay đã tăng lên trên 4.000 đô la Mỹ. Điều đó sẽ làm cho chi phí hàng hoá sẽ tăng lên. Mặt khác, thời gian giao - nhận hàng sẽ dài ra. Đối với một số mặt hàng, ví dụ như nông sản thì điều đó còn ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá".

Theo ông Trần Thanh Hải, đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất là những nhóm hàng xuất khẩu lớn sang khu vực EU, Hoa Kỳ, ví dụ như hàng dệt may, hàng da giày, nhóm hàng đồ gỗ, thuỷ sản, một số sản phẩm về trái cây, nhựa.

Để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, ông Trần Thanh Hải chia sẻ thêm: "Thực tế đây là những yếu tố ngoài sự kiểm soát. Do vậy, cái mà chúng ta có thể làm được chính là có những phương án, sự chuẩn bị để thích ứng tốt nhất trong những điều kiện khó khăn như vậy. Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ GTVT và các bộ, ban, ngành khác để theo dõi chặt chẽ tình hình và đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp để lựa chọn phương thức thay thế..."

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh ghi nhận doanh thu quý I/2025 đạt 924,9 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc doanh thu từ mảng bán bất động sản giảm 18,8%, còn 666,3 tỷ đồng.

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới ban hành là một định hướng chiến lược quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết trong phiên họp Quốc hội sáng nay (9/5), việc sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời siết chặt tình trạng “vốn ảo”, doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn trái phép.

Trong cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ chủ trì, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Việt Nam đã thống nhất tìm giải pháp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới được ban hành là một định hướng chiến lược rất quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vào chiều 7/5.