Gỡ hai nút thắt chính trong phát triển nhà ở xã hội
Gần 2 năm triển khai thực hiện, 4 lần công bố lãi suất áp dụng theo hướng giảm dần, quy mô tăng từ 120 nghìn tỷ đồng lên 145 nghìn tỷ đồng, thế nhưng đến nay, gói tín dụng dành cho nhà ở xã hội lại chỉ giải ngân được 1.629 tỷ đồng (tương đương hơn 1%). Trong đó, 1.511 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 14 dự án và 118 tỷ đồng cho người mua nhà tại 11 dự án. Điều kiện vay và lãi suất vay được cho là nguyên nhân chính khiến gói này chưa giải ngân hiệu quả.
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phân phối DTJ cho biết: "Có hai phần, một phần là của nhà phát triển dự án. Về các thủ tục vướng mắc còn nhiều thứ ví dụ như việc định giá đất hoặc là việc xác định đối tượng, xác định các cơ quan bộ ngành có giải quyết được không. Bên cạnh đó, đối với người mua nhà thì cũng phải xác định đối tượng."
Hiện, mức lãi suất cho vay với chủ đầu tư dự án ở mức 7%/năm và đối với người mua ở mức 6,5%/năm. Mức lãi suất này được đánh giá là vẫn còn cao khiến cả doanh nghiệp và người dân lo ngại. Đặc biệt, khi hết thời gian ưu đãi, nỗi lo lãi suất thả nổi cũng là gánh nặng khiến cho người dân chưa tiếp cận gói tín dụng này.
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế chia sẻ: "Chúng ta muốn lãi suất giảm xuống, tôi cũng đã kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có thể rà soát lại lãi suất cho người nghèo vay. Bởi vì lãi suất này đã được áp dụng từ năm 2015 đến hiện nay đâu đó vẫn có một chút lạc hậu. Thời điểm đó lãi suất ở mức độ cao hơn so với bây giờ. Và khi chúng ta rà lại, giả sử lãi suất cho người nghèo xuống khoảng 5% thì cho vay nhà ở xã hội cũng sẽ được mức là 5%."
Một nút thắt nữa khiến cho nhà ở xã hội dù được kỳ vọng nhiều nhưng năm 2024 đi qua, cả nước mới thực hiện được 16% kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, đó là thủ tục.
Thực tế cho thấy ở các dự án, để có mặt bằng sạch, sẽ mất thời gian lâu nhất bởi phụ thuộc các yếu tố khách quan, trong khi nguồn vốn chỉ là nỗi lo thứ yếu của doanh nghiệp. Và do vậy, việc tham gia mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng để giải quyết vướng mắc về thủ tục pháp lý là yếu tố cần thiết để đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà ở xã hội.
Hà Nội hiện là một trong những địa phương được đánh giá đi đầu trong xây dựng nhà ở xã hội. Năm 2025, Thành phố được giao hoàn thành hơn 4.600 căn; đến năm 2030 là 56.200 căn hộ. Những con số không dễ thực hiện, để vượt qua sẽ cần nhiều giải pháp như: cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư và đặc biệt là từng bước thực hiện thủ tục hành chính giao đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội theo hướng rút gọn, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện…


Thị trường bất động sản tại các khu vực dự kiến sáp nhập tỉnh đã có nhiều biến động, gây nhiễu loạn thị trường do chiêu trò thổi giá kiếm lời của môi giới.
Thị trường bất động sản Việt Nam năm nay đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc đến từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và tác động của ba luật mới, tạo động lực thúc đẩy thị trường phát triển trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các quận, huyện giải quyết dứt điểm diện tích đất còn lại phải thu hồi, hoàn thành trước ngày 15/4/2025.
Nghị quyết 171 có hiệu lực từ ngày 1/4/2025 là cơ sở pháp lý quan trọng giúp tháo gỡ vướng mắc tại các dự nhà ở thương mại.
Định mức lợi nhuận tối đa cho các chủ đầu tư làm nhà ở xã hội được đề xuất tăng từ 10% lên 13% trên tổng chi phí xây dựng dự án.
Với quy mô gần 1.700 gian hàng của hơn 450 doanh nghiệp, đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vietbuild Hà Nội 2025 được kỳ bọng là triển lãm có quy mô lớn nhất về xây dựng và bất động sản.
0