Giữ lửa Truông Bồn cho muôn đời sau

Kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968 – 31/10/2023), tối ngày 29/10, tại Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên 'Truông Bồn – dấu chân anh hùng'.

Tới dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Lê Quốc Minh và Nguyên Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, cùng đại diện các bộ ngành, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Địa danh Truông Bồn và sự hy sinh anh dũng của 13 chiến sĩ Truông Bồn, đại diện tiêu biểu cho 4,3 vạn thanh niên xung phong tỉnh Nghệ An và hàng chục vạn thanh niên xung phong trong cả nước đã cống hiến tuổi thanh xuân và máu xương của mình vì đất nước đã đi vào lịch sử, trở thành một dấu son đáng nhớ, một huyền thoại về ý chí bất khuất, kiên cường của quân và dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Chương trình nghệ thuật "Truông Bồn – Dấu chân Anh hùng" để tôn vinh truyền thống cách mạng vẻ vang của quân và dân ta, thể hiện với tấm lòng thành kính và biết ơn sâu nặng, ghi nhớ công lao to lớn các Anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người có công với nước, góp phần giới thiệu, bảo tồn, lưu giữ và phát huy một địa danh lịch sử cho các thế hệ mai sau.

Chương trình đã trao 14 sổ tiết kiệm tặng thân nhân 13 Anh hùng Liệt sĩ Thanh niên xung phong Truông Bồn và nhân chứng lịch sử Trần Thị Thông; Trao ủng hộ 50 căn nhà tình nghĩa trị giá 2,5 tỷ đồng. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.