Giữ hồn cho phố
Người đàn ông gánh gánh phở trên vai. Hình ảnh này chỉ còn trong trí nhớ của những người Hà thành tuổi trung niên. Nhìn bức tượng phở gánh, ký ức tuổi thơ cùng ông nội gánh phở bán xuyên đêm lại hiện về trong trí nhớ ông Vũ Hùng.
Ông Vũ Hùng, phố Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ: “Khi tôi nhìn bức tượng này là tôi nhớ ngay đến tuổi thơ của tôi theo ông tôi bán phở gánh hằng đêm. Thường phở gánh bán buổi đêm, buổi tối chứ không phải ban ngày. Bán để phục vụ cho những người đi chợ đêm, người dân hoặc công nhân thợ làm đêm, làm ca".
Hình ảnh người đàn ông gánh phở là điểm nhấn của tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân. Tác phẩm do họa sĩ Thế Sơn và nhà điêu khắc Trần Quốc Thịnh sáng tạo, có chiều cao 1,6m, bằng đồng, tạo hình người đàn ông bán phở với quang gánh, bếp than, nhằm giới thiệu và tôn vinh giá trị của phở Hà Nội.
Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho hay: “Một tác phẩm về gánh phở rong gợi lại cho chúng ta chính khu phố này, chính công chúng ở khu vực này có thể cảm thấy tự hào về nguồn gốc văn hoá, văn hoá ẩm thực của Hà Nội".
Quận Hoàn Kiếm có nhiều hoạt động để bảo tồn, lưu giữ những giá trị kiến trúc, lịch sử qua các công trình nghệ thuật. Chỉ còn vài ngày nữa, những công đoạn cuối cùng của đài phun nước Con Cóc tại vườn hoa Diên Hồng sẽ hoàn tất.
Trải hơn 120 năm, đài phun nước này đã xuống cấp trầm trọng, rễ cây đa từ bên trong gây nứt vỡ, xô lệch kết cấu. Các chuyên gia nhận định đây là công trình "có một không hai" vì toàn bộ phần trên là kiến trúc châu Âu, trong khi bên dưới mang đậm tính Á Đông. Dù nhỏ, công trình có ý nghĩa lớn về kiến trúc và là điểm nhấn đô thị.
Đài phun nước vườn hoa Con Cóc không phải di tích nhưng được quận Hoàn Kiếm triển khai tu bổ bài bản và ứng xử như với một di tích để giữ được nguyên vẹn giá trị kiến trúc, lịch sử của công trình. Việc hoàn thành tu bổ đài phun nước Con Cóc sẽ góp phần hoàn thiện mảnh ghép cuối cùng trong việc cải tạo vườn hoa Diên Hồng - một trong số ít vườn hoa có giá trị về lịch sử và kiến trúc tại trung tâm Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong kết nối hoàn chỉnh không gian kiến trúc cảnh quan vườn hoa Lý Thái Tổ, quảng trường Ngân hàng Nhà nước, khu vực hồ Gươm và phụ cận.


Hội đồng chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào danh mục ký ức thế giới vào hồi 23:00 ngày 10/4/2025 tại Paris.
Từ những hình chạm khắc trên các trống đồng Đông Sơn, hình ảnh con thuyền đã gắn liền với đời sống hàng ngày và công cuộc giao thương suốt lịch sử Việt Nam. Ngày nay, một số chiếc thuyền đang được trưng bày tại Bảo tàng Phạm Huy Thông.
Cuốn sách "Kể chuyện Cụm tình báo H.63 anh hùng" tái hiện những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo đã ra mắt tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga (Hà Nội) vào tối 10/4.
Khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên với ca kịch “Khát vọng Dam Săn” và chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia, cấp tỉnh/thành phố, khu du lịch quốc gia sau sáp nhập.
Vào tối 12-13/4, khán giả Thủ đô có cơ hội hoà mình vào không gian văn hoá, nghệ thuật Tây Nguyên với chương trình âm nhạc "Tiếng gọi Cao nguyên" và vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn"
0