Gìn giữ nghệ thuật tuồng truyền thống

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.

Cũng giống như nhiều nghệ sĩ tuồng khác của Nhà hát Tuồng Việt Nam, những buổi tập là công việc hàng ngày của anh, chị trước các buổi trình diễn.

Nghệ sĩ Vũ Mạnh Linh, Nhà hát Tuồng Việt Nam chia sẻ: "Với mình là một cái duyên với nghề, duyên nợ mà mình khó giải thích. Trước các đêm biểu diễn thường sẽ được tập luyện kĩ lưỡng để mọi khâu ăn khớp với nhau".

Nghệ sĩ Nguyễn Kiều Oanh cho biết: "Nghệ thuật tuồng là nghệ thuật tổng hợp hát, múa, diễn. Nó là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn. Nên khi có được vai diễn đòi hỏi người nghệ sĩ phải khổ luyện rất nhiều".

Các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam sắp có buổi biểu diễn định kỳ phục vụ khán giả cuối tuần. Với nghệ thuật tuồng, trang điểm chính là công đoạn đòi hỏi sự công phu và nghiêm túc. Vậy nên tất cả mọi diễn viên đều đến sớm trước cả tiếng để hóa trang theo nhân vật của mình.

Nghệ sĩ Gia Khoản đã có cả một đời gắn bó với nghệ thuật tuồng. Dù đã nghỉ hưu, nhưng mỗi khi có những buổi biểu diễn các vở mới của Nhà hát, ông đều có mặt để hỗ trợ và hướng dẫn các nghệ sĩ trẻ cách hóa trang cho nhân vật.

19h30 tối, khi các nghệ sĩ đã sẵn sàng cho buổi diễn cũng là lúc khán giả đã có mặt tại nhà hát. Nhiều người đến sớm hơn để có thời gian ngắm nghía và cảm nhận những hình tượng độc đáo của nghệ thuật tuồng được trưng bày tại nơi đây.

"Môn nghệ thuật tuồng trong văn hoá dân gian không hẳn là thói quen mà là tiềm thức, vì dù gì thì những bộ môn nghệ thuật dân gian là nơi chúng ta tìm về đầu tiên. Tôi cảm thấy tuồng đem lại cho tôi sự khuôn thước, mẫu mực, đem đến sự chuẩn mực thông qua sự trình diễn của nghệ sĩ, điệu múa, lối hát. Tuồng đem đến cho chúng ta sự khoa học", anh Phạm Long (Ba Đình) cho hay.

Những suất diễn ở Nhà hát Tuồng vẫn đều đặn diễn ra hàng tuần. Khán giả trẻ tìm đến với nghệ thật tuồng cũng đông đảo hơn. Đó chính là động lực để những người nghệ sĩ tuồng vẫn ngày đêm ăn, ngủ cùng niềm đam mê với môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, trong nhịp sống hiện đại ở thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.

Thạch đen sương sáo đã trở thành món quà vặt dân dã gắn liền với ký ức của người Hà Nội. Được làm từ lá sương sáo - một loại thảo mộc lành tính, món ăn này mang vị thanh mát, mềm mịn, giúp giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa.

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.