Gìn giữ nghệ thuật tuồng truyền thống

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.

Cũng giống như nhiều nghệ sĩ tuồng khác của Nhà hát Tuồng Việt Nam, những buổi tập là công việc hàng ngày của anh, chị trước các buổi trình diễn.

Nghệ sĩ Vũ Mạnh Linh, Nhà hát Tuồng Việt Nam chia sẻ: "Với mình là một cái duyên với nghề, duyên nợ mà mình khó giải thích. Trước các đêm biểu diễn thường sẽ được tập luyện kĩ lưỡng để mọi khâu ăn khớp với nhau".

Nghệ sĩ Nguyễn Kiều Oanh cho biết: "Nghệ thuật tuồng là nghệ thuật tổng hợp hát, múa, diễn. Nó là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn. Nên khi có được vai diễn đòi hỏi người nghệ sĩ phải khổ luyện rất nhiều".

Các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam sắp có buổi biểu diễn định kỳ phục vụ khán giả cuối tuần. Với nghệ thuật tuồng, trang điểm chính là công đoạn đòi hỏi sự công phu và nghiêm túc. Vậy nên tất cả mọi diễn viên đều đến sớm trước cả tiếng để hóa trang theo nhân vật của mình.

Nghệ sĩ Gia Khoản đã có cả một đời gắn bó với nghệ thuật tuồng. Dù đã nghỉ hưu, nhưng mỗi khi có những buổi biểu diễn các vở mới của Nhà hát, ông đều có mặt để hỗ trợ và hướng dẫn các nghệ sĩ trẻ cách hóa trang cho nhân vật.

19h30 tối, khi các nghệ sĩ đã sẵn sàng cho buổi diễn cũng là lúc khán giả đã có mặt tại nhà hát. Nhiều người đến sớm hơn để có thời gian ngắm nghía và cảm nhận những hình tượng độc đáo của nghệ thuật tuồng được trưng bày tại nơi đây.

"Môn nghệ thuật tuồng trong văn hoá dân gian không hẳn là thói quen mà là tiềm thức, vì dù gì thì những bộ môn nghệ thuật dân gian là nơi chúng ta tìm về đầu tiên. Tôi cảm thấy tuồng đem lại cho tôi sự khuôn thước, mẫu mực, đem đến sự chuẩn mực thông qua sự trình diễn của nghệ sĩ, điệu múa, lối hát. Tuồng đem đến cho chúng ta sự khoa học", anh Phạm Long (Ba Đình) cho hay.

Những suất diễn ở Nhà hát Tuồng vẫn đều đặn diễn ra hàng tuần. Khán giả trẻ tìm đến với nghệ thật tuồng cũng đông đảo hơn. Đó chính là động lực để những người nghệ sĩ tuồng vẫn ngày đêm ăn, ngủ cùng niềm đam mê với môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, trong nhịp sống hiện đại ở thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bánh tôm là món ăn dân dã, được chế biến từ những nguyên liệu dễ tìm, đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo của người đầu bếp để tạo nên hương vị rất riêng.

Giữa muôn vàn món ngon của ẩm thực Hà Nội, bún ốc nóng vẫn giữ cho mình một vị trí rất riêng: dân dã nhưng đầy tinh tế, giản dị mà khó quên.

Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.

Sách dạy nấu ăn cổ ''Thế vị tân biên'' xuất bản năm 1925, có nhắc tới món cá diếc kho với những gia vị đồng quê gần gũi quen thuộc như gừng, lá giềng, muối hạt, tương bần tạo vị ngọt hậu. Cá kho chắc thịt, màu nâu vàng, dậy mùi thơm và vị đặc trưng của tương bần. Món ăn này ăn cùng rau luộc và cơm trắng rất bắt vị trong những ngày chuyển mùa nắng nóng.

Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.