Gìn giữ nghề làm hương truyền thống

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.
Trong con ngõ nhỏ ở phố Trần Nhật Duật, đại gia đình ông Đặng Ngọc Dũng, Đặng Việt Cường, con trai của cụ Điện - Đồng Xuân bao năm qua vẫn giữ nghề làm hương truyền thống từ thời các cụ để lại.
Nghề làm hương truyền thống như nghề bốc thuốc, người làm hương như thầy lang bởi trong hương có đến hàng chục vị thuốc.
Các công đoạn đều được hai ông làm thủ công.
Làm dâu con trong gia đình có nghề làm hương, bà Trần Thị Thảo rất thấu hiểu ý nghĩa của những nén hương thơm mà gia đình bà đã gìn giữ suốt cả thế kỷ qua.
Hương sau khi được se thành nén thì phải phơi ngay và phải được phơi hoàn toàn dưới nắng tự nhiên, còn nếu dù sấy hay hong cũng đều sẽ làm bay đi mùi vị đặc biệt của hương.

Khác với không gian thoáng đãng nhiều diện tích ở ngoại thành Hà Nội, phơi hương trong con ngõ nhỏ có phần khó hơn.
So với các gia đình làm hương, số lượng hương nhà cụ Đồng Xuân sản xuất hàng ngày không nhiều.
Vậy nên, khách muốn mua số lượng lớn thường phải đặt trước.
Nhiều người vẫn đến tận con ngõ này để mua hương.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.

Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.

Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.

Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.