Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh
Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường không chỉ nâng cao nhận thức mà còn đặt nền móng cho lối sống tuân thủ pháp luật, hình thành nhân cách và ý thức công dân cho mỗi học sinh từ bước đầu đời.
Trong thời gian cao điểm từ 15/10 đến 15/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa tinh thần Ngày Pháp luật Việt Nam. Mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh không chỉ là người chấp hành mà còn là những tuyên truyền viên pháp luật trong gia đình và cộng đồng, để tinh thần Ngày Pháp luật thực sự lan tỏa sâu rộng và đi vào đời sống. Các nhà trường cam kết tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, thấm nhuần và rèn luyện ý thức pháp luật, từng bước đưa những giá trị đó vào thói quen, hành vi hàng ngày.
Trong chương trình, Công an quận Hoàng Mai đã tuyên truyền đến các em học sinh kiến thức về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, giúp cho các em có kiến thức thiết thực để bảo vệ bản thân và gia đình.


Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
0