Giáo dục tâm sinh lý cho học sinh THCS
Học sinh THCS là một lứa tuổi nhạy cảm bởi ở độ tuổi này, trẻ thường có nhiều thay đổi về thể chất cùng với sự hình thành tính cách và nhận thức về bản thân. Ở mỗi tuổi, các em lại có những vấn đề khác nhau. Đôi khi, áp lực học tập, kỳ vọng của gia đình và so sánh bản thân với người khác cũng có thể khiến các em rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu.
Em Lục Hùng Thiên Quân, học sinh lớp 9A4, Trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, cho biết: “Hồi đầu năm lớp 8 thì em chưa hiểu biết về văn hóa ứng xử trong trường học nên em đã có những hành vi chưa đúng với chuẩn mực, lệch lạc”.
Em Nguyễn Bảo Châu, học sinh lớp 6A5, Trường THCS Nguyễn Du, kể: “Khi từ lớp 5 lên lớp 6 thì em lo lắng xem có hòa nhập được được vào trường mới hay không. Từ khi vào trường, bọn em được thầy cô dạy về an toàn mạng xã hội, tâm lý học đường, giáo dục giới tính, chống phá bạo lực học đường, bạo lực mạng xã hội”.
Có thể thấy việc trường học tích hợp giáo dục tâm sinh lý vào chương trình học thông qua các buổi tư vấn, chuyên đề, hoạt động ngoại khóa là vô cùng cần thiết. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý học sinh, trở thành người đồng hành, lắng nghe và chia sẻ cùng các em.
Nhà giáo Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, cho biết: “Chúng tôi đã phải mời rất nhiều chuyên gia, định hướng tâm lý ngay từ lớp 6 thông qua các lớp chuyên đề. Ngoài ra, chúng tôi có mô hình đào tạo, tư vấn sâu. Chúng tôi có phòng tư vấn học đường, mà mỗi một thầy cô đều được đào tạo để khi gặp bất kỳ hành vi sai lệch nào của các em đều có thể tư vấn cho các em 1-1”.
Em Lục Hùng Thiên Quân, học sinh lớp 9A4, Trường THCS Nguyễn Du, chia sẻ: “Từ khi được cô Lý chia sẻ thì em thấy mình có nhiều thay đổi. Lên lớp 9 em cũng đã hứa với cô sẽ học tập chăm chỉ để đỗ nguyện vọng 1”.
Nhà giáo Ngô Thị Thu Hà, Trường THCS Nguyễn Du, cho biết: “Tôi thấy rằng việc giáo dục tâm sinh lý cho trẻ ở độ tuổi THCS rất quan trọng. Vì ở độ tuổi này, tâm lý của trẻ sẽ bắt đầu bộc lộ rất rõ rệt. Tuy nhiên, giáo dục từ phía nhà trường thôi là chưa đủ mà còn từ phía phụ huynh để cho trẻ có thể nhận được môi trường giáo dục tốt nhất”.
Giáo dục tâm sinh lý cho học sinh THCS không chỉ giúp các em có kiến thức, hiểu rõ bản thân mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển nhân cách và kỹ năng sống lành mạnh. Khi những ảnh hưởng từ xã hội ngày càng mạnh mẽ, việc đầu tư vào giáo dục tâm sinh lý là một yêu cầu cấp thiết. Nhà trường, gia đình và xã hội cần chung tay xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, giúp các em có thể trưởng thành một cách tự tin, vững vàng.
- Giáo dục giới tính, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh
- Thầy cô cũng cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần
- Giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh | Vì chất lượng Dân số Thủ đô | 04/10/2024
- Lấp khoảng trống tư vấn tâm lý học đường
- Tâm huyết với giáo dục giới tính cho học sinh | Người tốt quanh ta | 30/11/2023


Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2025, trong đó, đáng chú ý là mức học phí tăng so với năm trước.
Việc ôn thi tuyển sinh chỉ tổ chức cho học sinh có nhu cầu, không tổ chức ôn tập tràn lan, không đúng đối tượng, không hiệu quả, gây lãng phí.
0