Giảm khí thải bằng chuyển đổi sang giao thông xanh
Hà Nội đưa ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2030, ít nhất 75 - 80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình, giảm khoảng 6.200 tấn bụi PM2.5. Để làm được điều này, một trong những giải pháp được đưa ra là tăng số lượng phương tiện giao thông xanh trên địa bàn thành phố
Hiện nay, theo thống kê, lượng phương tiện cơ giới quá lớn với gần 7 triệu mô tô xe máy, 1,1 triệu ô tô và khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các địa phương khác hằng ngày đổ về Hà Nội. Những hương tiện cơ giới sử dụng nhiên liệu hoá thạch này đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí của thành phố.

TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho biết: “Các nghiên cứu đã chỉ ra một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đó là từ phương tiện giao thông cá nhân chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Tại Hà Nội, nếu như không chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh thì tôi nghĩ rất khó có thể đạt được mục tiêu của cả quốc gia đến năm 2050 đạt Net Zero. Đấy là một quyết tâm rất lớn và như vậy thì các thành phố cũng như các ngành, các cấp phải có trách nhiệm tham gia”.

Xu thế chung của các nước phát triển trên thế giới là giảm phương tiện cá nhân, tăng phương tiện công cộng; giảm phương tiện sử dụng nguyên liệu hóa thạch thay bằng phương tiện xanh thân thiện với môi trường.
Tại buổi toạ đàm với chủ đề “Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Câu chuyện không phải dễ hay khó” do báo Kinh tế đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) phối hợp tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng quan trọng là ý thức chung tay của cộng đồng, từng gia đình, cá nhân trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.

PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, cho hay: “Phương tiện giao thông là phương tiện mưu sinh của mọi người, vì vậy phải có phương hướng thay thế. Tôi cho rằng nên thay bằng các phương tiện công cộng xanh để chuyển đổi dần, giúp người dân nhận thức rằng giao thông xanh sẽ giải quyết vấn đề lớn, ngoài chuyện về tiền, tránh ùn tắc, thời gian… còn cả về chuyện ô nhiễm môi trường. Bởi vì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, mà sức khỏe không thể mua được”.
Cùng với việc khuyến khích người dân chuyển đổi xe xăng sang xe điện và hạn chế xe cá nhân, Hà Nội đang nỗ lực gia tăng phương tiện công cộng chạy bằng điện thân thiện với môi trường như xe buýt, tàu điện trên cao.


Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu nạn, cứu hộ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã cùng chiến sĩ trong đoàn cứu hộ Việt Nam đến thăm hỏi và tặng quà các gia đình chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Myanmar đang khó khăn sau trận động đất 7,7 độ.
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Sinh năm 1998, trú tại TP.HCM).
Nhà máy Z113 đã tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm; cấp phát bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động.
Hơn 30 năm phát triển phong trào hiến máu tình nguyện và 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện thực sự là cuộc cách mạng, thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về nghĩa cử hiến máu.
Liên tiếp 6 trận động đất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong vòng 1 giờ, từ 11 giờ 31 phút 23 giây đến 12 giờ 32 phút 51 giây ngày 4/4.
0