Giảm chi phí logistics để tăng khả năng cạnh tranh

Hiện chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so các nước trong khu vực và thế giới. Tiết giảm chi phí logistics sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, các tập đoàn kinh tế trên thế giới thường quan tâm đến chi phí logistics trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Quốc gia nào có chi phí logistics thấp, đó là lợi thế cạnh tranh.

Chi phí logistics ở Việt Nam hiện trung bình ở mức 16-17% GDP, nhiều năm trước đây còn là 18-19%. Đây là mức chi phí logistics tương đối cao so với các nước trong khu vực và châu lục… Để kéo giảm chi phí logistics xuống mức phù hợp, giải pháp cần được đưa ra một cách đồng bộ, đặc biệt về tư duy tinh gọn, tích hợp, liên kết của tất cả các bên liên quan từ công tác quy hoạch tổng thể vĩ mô cho đến chi tiết hoạt động vi mô của doanh nghiệp.

Ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tổng CTCP Bưu chính Viettel cho biết: "Việt Nam chúng ta đang xuất khẩu nông sản rất lớn đi qua đường Lạng Sơn và Lào Cai, chúng tôi đã xây dựng các trung tâm  logistics ở tại Lạng Sơn và Lào Cai để sẵn sàng khi xe lên đến cửa khẩu thì đã làm xong các thủ tục thông quan và không phải chờ đợi để đi sang biên giới. Thứ hai nữa là khi xe quay về thì chúng ta đã có sẵn hàng hóa để có thể quay ngược lại, giúp giảm được các chi phí của xe rỗng và giảm thời gian quay vòng cho một xe logistics, nếu như trước đây chúng ta có thể bị mất khoảng 5 ngày một vòng thì bây giờ có thể còn khoảng 4 ngày".

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các doanh nghiệp logistics muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải cải tiến hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết giảm chi phí nhân công, vận hành. Việc xây dựng một nền tảng dữ liệu số hóa còn cho phép các doanh nghiệp logistics có thể dự báo và thích ứng tốt hơn với các biến động diễn ra liên tục hàng ngày.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành logistics được đánh giá là một trong những ngành tăng trưởng cao nhất của Việt Nam trong 10-15 năm tới. Hiện có khoảng trên dưới 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics, trong đó có hàng chục tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới đang hoạt động tại Việt Nam. Làm thế nào để có thể giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống dưới tỉ lệ thật "sâu" ở mức một con số, điều này tuy là cả một chặng đường dài nhưng không phải là điều không thể.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.