Giải phóng mặt bằng làm bệ phóng dự án Vành đai 4
Đây là kết quả từ sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và thể hiện sự quyết liệt của Thành phố Hà Nội khi áp dụng nhiều nhóm giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng, trong đó có sự chủ động khi đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành tiểu dự án riêng.
Với quy mô đầu tư 85.813 tỷ đồng, tổng chiều dài 113,52km, dự án đường Vành đai 4 đi qua ba tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Đây là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm 7 Dự án thành phần.
Ngay từ khi bắt đầu dự án, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư được xác định là khâu "trọng điểm của trọng điểm" cần phải được triển khai sớm. Thành phố Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi Chủ trương đầu tư được duyệt. Bước đầu, giải pháp này đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án.
Tại hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh diễn ra hôm nay (18/1), đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội cho biết, việc giao địa phương thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng hoặc chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng trên địa bàn để các địa phương chủ động và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của địa phương góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng chung của các dự án.

Tuy nhiên đối với một số dự án phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện pheo phạm vi xây dựng, việc triển khai song song dự án thành phần giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện cắm mốc, thu hồi đất thành nhiều lần.
Chuẩn bị mặt bằng là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển các dự án đường sắt đô thị. Giải quyết được những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng không chỉ là giải pháp quan trọng tháo gỡ điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ toàn bộ dự án mà còn tháo gỡ những điểm nghẽn trong quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và giao thông.


Thực hiện chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức giao thông phục vụ phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thời gian một tháng.
Hà Nội đang xuất hiện tình trạng phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng, cơi nới thành thùng, chạy với tốc độ cao, làm rơi vãi vật liệu gây nguy hiểm cho người đi đường.
Trong 3 ngày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, chủ động xả trạm để giải tỏa phương tiện khi ùn tắc.
Ban quản lý dự án sân bay Long Thành đang đồng loạt triển khai nhiều gói thầu lớn, tăng tốc thi công, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4
0