Giải bài toán công trình trọng điểm thiếu cát

Thiếu cát san lấp là tình trạng chung diễn ra ở nhiều dự án lớn khắp cả nước, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP. HCM. Để bảo đảm tiến độ dự án, nhiều chủ đầu tư đề xuất sử dụng cát biển thay thế. Liệu đây có phải là giải pháp khả thi, bảo vệ môi trường? Có những giải pháp nào hữu hiệu hơn mà không cần phải đánh đổi môi trường?

Những ngày cuối tháng 3, hoạt động thi công tại các công trường thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. HCM diễn ra nhộn nhịp. Tuy vậy, các nhà thầu mới chỉ triển khai thi công được các hạng mục kết cấu cầu như cọc khoan nhồi, bệ thân trụ. Riêng phần đường, việc thiếu cát đắp nền khiến một số đoạn chưa thể thực hiện. Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM cho biết, riêng dự án đường Vành đai 3 ngoài các vật liệu như là đá, cát xây dựng, đất thì hiện nay cơ bản giải quyết được theo nhu cầu của dự án. Tuy nhiên, về phần cát thì đang có nguy cơ thiếu hụt, chưa xác định được đầy đủ nguồn cung cấp.

Một số đoạn của dự án đường Vành đai 3 chưa thể thực hiện.

Riêng phần khối lượng cát đắp nền đường thì tổng dự án cần là 9,3 triệu m3. Trong đó, riêng năm 2024 là năm cao điểm với 7 triệu khối và riêng TP. HCM cần 4,7 triệu khối. Để giải quyết bài toán vật liệu cát san lấp thì TP. HCM đã thành lập một tổ công tác đặc biệt về vật liệu liên kết với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Lương Minh Phúc – Trưởng ban Ban quản lý các công trình giao thông TP. HCM

Để giải quyết bài toàn thiếu cát san lấp, nhiều nhà thầu đã đề xuất sử dụng cát biển thay thế. Phương án này được xem khả thi với trữ lượng khá dồi dào, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, còn về lâu dài sẽ có những vấn đề liên quan đến các yếu tố môi trường tự nhiên.

Để giải quyết bài toàn thiếu cát san lấp, nhiều nhà thầu đã đề xuất sử dụng cát biển thay thế.

Trở lại với giải pháp tìm vật liệu thay thế cho tìm trạng khan hiếm cát 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học trong nước đã có những công trình nghiên cứu về cát nhân tạo và được áp dụng tại một số dự án lớn như thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, nó chưa được đưa vào trong các công trình giao thông, bởi lí do giá thành.

Một giải pháp khác cũng được đưa ra đó là xây dựng cầu cạn, nhưng vấn đề về giá thành một lần nữa lại là rào cản khiến cho chủ đầu tư không mấy mặn mà. Phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường luôn là bài toán khó cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mật độ phương tiện dự kiến gia tăng nhanh chóng trong hôm nay (5/4) vì người dân đổ về các tuyến cửa ngõ dịp nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương. Lực lượng chức năng đã chủ động nhiều phương án ứng phó để bảo đảm an toàn cho người dân đi lại.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu nạn, cứu hộ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đã cùng chiến sĩ trong đoàn cứu hộ Việt Nam đến thăm hỏi và tặng quà các gia đình chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Myanmar đang khó khăn sau trận động đất 7,7 độ.

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Sinh năm 1998, trú tại TP.HCM).

Nhà máy Z113 đã tổ chức huấn luyện, diễn tập hàng năm; cấp phát bảo hộ lao động, tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động.

Hơn 30 năm phát triển phong trào hiến máu tình nguyện và 25 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện thực sự là cuộc cách mạng, thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về nghĩa cử hiến máu.

Liên tiếp 6 trận động đất đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong vòng 1 giờ, từ 11 giờ 31 phút 23 giây đến 12 giờ 32 phút 51 giây ngày 4/4.