Giá vàng thế giới tăng với tốc độ mạnh nhất 14 năm

Ở thời điểm Quý III/2024 sắp kết thúc, giá vàng đang hướng đến quý tăng mạnh nhất trong hơn 8 năm qua, giữa bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khởi động lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ.

Hoạt động chốt lời khiến giá vàng giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, nhưng tâm lý thị trường mạnh mẽ và căng thẳng địa chính trị giúp giá vàng vẫn giữ trên mốc 2.600 USD/ounce. Trong ba phiên giao dịch liền sau đó, giá vàng liên tục xác lập các mức “đỉnh” mới khi căng thẳng ở Trung Đông làm gia tăng sức hút của kim loại này như một nơi trú ẩn an toàn.

Tuy nhiên, giá kim loại quý này đã đảo chiều hạ nhiệt trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 27/9 do xu hướng bán tháo chốt lời. Khép lại phiên này, giá vàng giao ngay giảm 1% xuống 2.643,88 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,9% xuống 2.668,1 USD/ounce.

Như vậy, vàng vốn được coi là hàng rào chống lại sự bất ổn về kinh tế và địa chính trị đã tăng giá khoảng 14% trong Quý III/2024, mức tăng mạnh nhất kể từ Quý I/2016 và tăng khoảng 28% kể từ đầu năm tới nay, mức tăng mạnh nhất trong 14 năm.

Lạc quan về giá vàng tuần tới, ông Darin Newsom - nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhận định, các nhà đầu tư sẽ không thay đổi kỳ vọng về vàng như một thị trường trú ẩn an toàn.

Ngược lại, Giám đốc chiến lược hàng hóa Ole Hansen tại Saxo Bank thận trọng hơn khi cho rằng, giá vàng sẽ thấp hơn vào tuần tới vì trong ngắn hạn, lực cầu sẽ giảm cho đến khi các nhà đầu tư thích nghi với mức giá mới và cao hơn này.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát vàng hàng tuần của hãng tin Kitco News, 43% ý kiến chuyên gia dự báo giá vàng sẽ tăng, còn 14% ý kiến tin rằng vàng sẽ giao dịch đi ngang vào tuần tới.

Giá vàng thế giới liên tục ghi nhận các mức cao kỷ lục trong các phiên giao dịch.

Trong dài hạn, một số ngân hàng dự báo giá vàng có thể tăng lên tới 3.000 USD/ounce, với kỳ vọng lãi suất của Mỹ có thể sẽ được cắt giảm thêm vào cuối năm nay, sau khi Fed đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ vào tuần trước.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5/11 tới cũng được xem là một yếu tố có thể thúc đẩy giá vàng tăng khi sự biến động tiềm năng của thị trường có thể khiến các nhà đầu tư hướng tới vàng như một tài sản an toàn. Ngoài ra, nếu tình hình căng thẳng ở Trung Đông leo thang, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas đổ vỡ, giá kim loại quý này có thể tiếp tục lập kỷ lục mới.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể hỗ trợ giá vàng, đó là thị trường lao động tiếp tục suy yếu và Trung Quốc có thể tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế. Có cùng quan điểm, các nhà phân tích tại ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) đánh giá, vàng vẫn còn nhiều dư địa để tăng giá trong 6 đến 12 tháng tới.

Đà leo dốc của giá vàng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu ở những quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ - nơi một số người đang bán vàng thay vì mua vào trong tuần này.

Giá bạc cũng tăng vọt trong những phiên vừa qua, nhờ tác động lan tỏa từ vàng. Bà Amelia Xiao Fu - Trưởng bộ phận thị trường hàng hóa tại BOCI nhận định, giá bạc sẽ tiếp tục tăng trong những quý tới và sẽ hướng tới mốc 37 USD/ounce. Hiện giá bạc đã tăng hơn 35% từ đầu năm đến nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.

Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.