Giá trị đặc biệt từ tài liệu lưu trữ Pháp – Việt

Nếu được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới, khối tài liệu lưu trữ Pháp – Việt đồ sộ từ thời kỳ Đông Dương sẽ mang lại giá trị lịch sử vô giá.

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ Việt Nam và Cục Lưu trữ - Bộ Văn hóa và Thông tin Cộng hòa Pháp đang hợp tác xây dựng hồ sơ, đệ trình UNESCO công nhận Di sản Tư liệu Thế giới với khối Hồ sơ tài liệu lưu trữ tiếng Pháp giai đoạn 1858 - 1954 bảo quản tại các cơ quan lưu trữ Việt Nam và Pháp.

Khối tài liệu bản gốc bao gồm: phim, ảnh, tư liệu viết tay và đánh máy của Pháp giai đoạn đặt chính quyền tại Việt Nam.

Đáng chú ý là tài liệu hành chính của các cơ quan cấp Đông Dương (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và cấp tỉnh; Khối tài liệu kỹ thuật với hàng trăm công trình kiến trúc. Hơn 20.000 bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương, bản đồ hành chính tỉnh.

Theo Thỏa thuận ký kết giữa Cao ủy Pháp và Vua Bảo Đại năm 1950, thì 10 km giá tài liệu đã được chuyển về Pháp. Giữ lại Việt Nam gần 15 km, đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, II và IV.

Nếu khối tài liệu này được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới sẽ mở ra cơ hội để phát huy giá trị nổi bật của di sản bởi những thông tin phong phú, phản ánh toàn bộ lịch sử, đời sống kinh tế - xã hội, con người Việt Nam trong một thế kỷ có nhiều biến động, với lượng thông tin khổng lồ, mang giá trị lịch sử vô giá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Thành phố Hà Nội và Ủy ban Hành chính thành phố Minsk, Belarus đã phối hợp tổ chức Chương trình “Ngày văn hóa Hà Nội tại Minsk” với sự tham dự của gần 600 khách mời là người dân thành phố Minsk, các nghệ sĩ và cộng đồng người Việt Nam tại Belarus.

Hàng nghìn người đã đổ về chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội để được chiêm bái xá lợi Phật, sáng 14/5.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ kính yêu sống và làm việc trong suốt 15 năm cuối đời. Nơi đây vẫn còn mang đậm những dấu ấn về tư tưởng và tấm gương đạo đức cao quý của Người.

Nhà sàn Bác Hồ vô cùng giản dị và đơn sơ trong khu Phủ Chủ tịch, được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17/5/1958). Đây là nơi Bác thường làm việc với Bộ Chính trị, qua đó quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.