Giá hàng hóa tại Nhật Bản lên cao nhất trong 17 tháng
Lý do là giá thực phẩm tăng cao và trợ cấp năng lượng bị cắt giảm.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng 3,1% vào tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này tính cả các sản phẩm dầu mỏ nhưng không bao gồm giá thực phẩm tươi sống. So với mức tăng 3% của tháng 12, con số này sẽ là mức tăng theo năm lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2023.
Giá gạo, rau củ và các nhu yếu phẩm cơ bản khác tại Nhật đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Chính phủ Nhật Bản đã xuất kho 210 nghìn tấn gạo dự trữ để đẩy mạnh phân phối hàng hóa và bình ổn giá.
Chỉ số CPI dự kiến được công bố vào ngày 21/2. Cuộc thăm dò của Reuters cũng cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1 năm nay dự kiến sẽ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng 2,8% trong tháng 12/2024.


Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, đóng góp khoảng 40% GDP, 30% thu ngân sách và sử dụng hơn 50% lao động. Việc ban hành chính sách thuế hợp lý sẽ tạo động lực quan trọng để loại hình doanh nghiệp này phát triển bền vững.
Việt Nam đang có gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra hơn 40 triệu việc làm. Tuy nhiên, khối này đang bị đối xử thiếu công bằng, thiếu bình đẳng nên vẫn còn nhiều rào cản.
Giữa lúc cổ phiếu AFX của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021, Chủ tịch HĐQT – ông Đặng Quang Thái đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu từ 13/5 - 11/6.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng, như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo hủy đăng ký giao dịch 2,5 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội (UPCoM: EPH) kể từ ngày 27/5/2025.
Giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn theo đà lao dốc của giá vàng thế giới, đồng loạt giảm 1 triệu đồng/lượng vào sáng 12/5.
0