Giá dầu chững lại
Bên cạnh đó, việc nối lại một phần hoạt động sản xuất tại mỏ dầu Johan Sverdrup của Na Uy cũng đã hạn chế đà tăng của dầu. Khép lại phiên giao dịch mới đây, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1 xu Mỹ, lên 73,31 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,3%, tương đương 23 xu Mỹ, lên 69,39 USD/thùng.
Trong khi đó, Nga cho biết Ukraine đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga vào ngày 19/11. Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê chuẩn học thuyết hạt nhân mới. Nhà phân tích Daniel Hynes của ngân hàng ANZ nhận định điều này đánh dấu sự gia tăng căng thẳng mới trong cuộc xung đột Nga - Ukraine và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung trên thị trường dầu mỏ.
Bên cạnh đó, trong diễn biến làm hạn chế đà tăng của giá dầu, tập đoàn Equinor đã nối lại một phần hoạt động sản xuất từ mỏ Johan Sverdrup ở Biển Bắc, mỏ dầu lớn nhất Tây Âu, một ngày sau khi sự cố mất điện ở đây góp phần đẩy giá dầu tăng 3%.


Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hơn ba năm qua có thể sắp bước vào một giai đoạn mới, khi hai bên bật đèn xanh cho cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân Thái Lan đang được cảnh báo về sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19, sau khi có 6 ca tử vong được ghi nhận trong thời gian gần đây.
Thủ tướng Peru Gustavo Adrianzen ngày 13/5 đã tuyên bố từ chức trước khi ông phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội liên quan đến tình trạng tội phạm gia tăng.
Các cuộc đàm phán sắp tới tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) giữa Nga và Ukraine sẽ tập trung vào việc đạt được một thỏa thuận hòa bình bền vững dựa trên thực tế trên thực địa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 cho biết, ông có thể sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm thống nhất các chi tiết cuối cùng của thỏa thuận thương mại giữa hai nước.
Lực lượng Houthi ở Yemen ngày 13/5 tiếp tục phóng 2 quả tên lửa đạn đạo tấn công vào Israel.
0